|
Loài cá xơi 'cậu nhỏ' của ngư dân
|
Sông Amazon ở Nam Mỹ thuộc một trong những sông dài nhất thế giới và có lưu vực rộng nhất thế giới. Sông Amazon chiếm khoảng 20% tổng lưu lượng nước ngọt có nhiều động – thực vật phong phú song cũng tiềm ẩn khá nhiều mối nguy hiểm. Nơi đây xuất hiện loài cá tên Candiru được mệnh danh “hung thần” chuyên rình rập để ăn “cậu nhỏ” của những ngư dân.
Được biết, Candiru là một loài cá nước ngọt có kích thước nhỏ, da trơn. Con trưởng thành dài khoảng 40 cm (16 inch) với một cái đầu khá nhỏ và bụng có thể phình to. Bên trong cơ thể cá Candiru mờ nên khó bị phát hiện ở vùng nước đục. Cá Candiru có các râu cảm quan ngắn xung quanh đầu, cùng với các gai ngắn, hướng về phía sau trên nắp mang.
Câu chuyện cá Candiru đã có cuộc tấn công con người đã xảy ra vào năm 1997. Cụ thể hơn, chàng trai 23 tuổi tại Itacoatiara, Brazil bị Candiru xâm nhập vào cơ thể khi anh đang “giải quyết nỗi buồn”. Các bác sĩ phải mất 2 giờ đồng hồ mới có thể giải cứu được chàng trai này khỏi hiểm họa.
|
Hình ảnh chụp cá Candiru chui vào bên trong "cậu nhỏ" của nạn nhân.
|
Trước đó vào năm 1855, nhà tự nhiên học người Pháp - Francis de Castelnau cho biết, một người thổ dân bị Candiru xâm nhập vào bên trong “cậu nhỏ” bằng cách bơi ngược dòng nước tiểu khi người này đang “trút bầu tâm sự” xuống sông.
Song, các nhà khóa học giải thích về sự vô lý của cậu chuyện này khi cho rằng cá Candiru bơi ngược dòng nước tiểu chui vào bên trong niệu đạo con người chỉ mang tính "dân gian, cổ tích”. Lý do bởi cá Candiru không hề bị kích thích bởi nước tiểu và thường sử dụng thị giác để xác định mục tiêu.
Hơn nữa, cá Candiru có chiều dài 133,5mm với một cái đầu có đường kính 11,5mm, khá to so với ống tiết niệu của con người nên không có chuyện anh chàng người Brazil bị cá Candiru chui vào "cậu nhỏ" năm 1997.
|
Không thể có chuyện cá Candiru bơi ngược dòng nước tiểu xơi "cậu nhỏ" ngư dân.
|
Đến nay vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân vì sao cá Candiru này chui vào được “chỗ kín” của chàng trai. Song, việc cá Candiru săn mồi bằng thị giác nên xác định mục tiêu tại những nơi nước động là có thật. Vì thế, những ai trót một lần lội xuống dưới sông đều có thể trở thành con mồi “béo bở” cho cá “hung thần này.
Tóm lại, cá Candiru sẽ tấn công khi người đang ở dưới nước, chứ không bơi ngược dòng nước tiểu để chui vào bên trong “cậu nhỏ” như câu chuyện mà người dân truyền miệng cho nhau.
Theo Một Thế Giới