Một nghiên cứu mới về loại thiên thạch bazan hiếm gặp tên là Angrite cho thấy các chất dễ bay hơi trong nó là các nguyên tố và các phân tử có điểm sôi tương đối thấp như nước có thể đã được đưa vào hành tinh của chúng ta bằng thiên thạch trong suốt hai triệu năm đầu tiên của Hệ mặt trời.
Không những thế, vì các nguyên tố và phân tử như nước và cacbon là những thành phần thiết yếu cho sự sống trên trái đất nằm trong thiên thạch này nên rất đáng được nghiên cứu, quan tâm.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Theo các chuyên gia, Thiên thạch Angrite hình thành trong Hệ mặt trời Mặt trời rất sớm, khoảng 4,56 tỷ năm trước. Tại thời điểm đó, trái đất có thể chỉ bằng 20% kích cỡ hiện tại, trong khi sao Hỏa, hình thành nhanh hơn, có lẽ gần với kích cỡ hiện tại của nó.
Trong thời gian này, Hệ mặt trời là một nơi nóng và khô. Các hành tinh và tiểu hành tinh có bề mặt nóng chảy, và khi ở dạng magma, ngay cả một nguyên tố như carbon, có điểm sôi là 4.800 độ Celsius (8672 độ Fahrenheit), được coi là một chất dễ bay hơi.
Sarafian và các cộng sự đã đo được một khoáng vật phổ biến trong thiên thạch bazan, được gọi là olivin, một chủng dạng hợp chất các nguyên tố dễ bay hơi hydro, cacbon, flo và clo. Nguyên tố Hydro lập tức bay hơi và kết hợp với oxy trong không gian tạo thành một lượng nước nhất định, có tác động làm cô đặc đá thiên thạch thành bazan trước khi rơi xuống Trái đất.
Sarafian cho biết: "Một khi chúng ta biết được thành phần tan chảy của thiên thạch, chúng ta có thể tính được lượng nước mà thiên thạch đã mang xuống Trái đất là bao nhiêu".
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng thiên thạch này có thể mang khoảng 20% lượng nước trong tổng lượng nước hiện tại của Trái đất.
Xem thêm video:TOP 5 thiên thạch lớn nhất từng rơi xuống Trái Đất- Nguồn video: Bí Ẩn Kinh Hoàng.
Huỳnh Dũng (theo phys)