Họ đã giăng lưới, bẫy một số cá thể dơi kể trên để nghiên cứu. Những con đầu tiên bắt được khiến nhóm nghiên cứu vô cùng sửng sốt. Chúng giống loài dơi mũi lá lớn, nhưng phản ứng lại bình tĩnh hơn khi bị bắt.
Sau khi tiến hành đo tín hiệu tần số âm tần, lấy mẫu mô, nhóm nghiên cứu xác định loài dơi họ bắt được có tần số khác biệt dơi mũi lá H. armige. Bên cạnh đó, kích thước cơ thể của chúng cũng bé hơn, hộp sọ, răng có nhiều điểm khác biệt. Nói cách khác, nhiều khả năng đây là giống dơi mới hoàn toàn.
|
Ảnh minh họa. |
Loài dơi mới này được gọi là dơi nếp mũi H. griffini hay dơi mũi lá H. griffini, tên khoa học là Hipposideros griffini (đặt theo tên cố giáo sư Donald Redfield Griffin). Sự xuất hiện của nó đã nâng tổng số loài thuộc chi dơi Hipposideros lên con số 70.
Ngoại hình loài dơi nếp mũi H. griffini có những phần lồi hình phiến lá trên mũi. Đây là nơi giúp chúng dùng âm thanh để định vị. Nhiều người nhận xét, ảnh cận mặt loài dơi này quả thực rất dễ gây ám ảnh.
Tính đến 2/2012, dơi nếp mũi chỉ mới được phát hiện ở Vườn Quốc gia Cát Bà và Vườn Quốc gia Chư Mom Ray. Tuy nhiên, ông Thống lại cho rằng nó có thể còn sinh sống ở nhiều nơi khác nữa. Việc phát hiện dơi nếp mũi H. griffini ở Việt Nam chứng minh rằng nước ta có thể là nơi cư trú của một hệ động vật họ dơi đa dạng. Nhiều khả năng còn nhiều loài mới chưa được khám phá ra.
Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo