Tại sao phá rừng lại dễ gây ra lũ lụt, sạt lở?

Google News

(Kiến Thức) - Việc khai thác khoáng sản, tàn phá rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, lấn chiếm lòng suối để xây dựng công trình thuỷ điện, nhà cửa, làm giảm hoặc thậm chí mất hành lang thoát lũ là nhân tố quan trọng tạo ra nguy cơ nứt núi, lở đất, lũ quét…

Những ngày vừa qua, cả nước đang hướng về khúc ruột miền Trung, tin tức về 13 cán bộ chiến sỹ bị tai nạn, cả tiểu đội 337 bị đất lở vùi lập, hàng nghìn nóc nhà ngập trong nước và bị đất đá chôn vùi khiến chúng ta không khỏi đau Cùng với đó, thiệt hại do mưa lũ ước lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu đang gây hậu quả khôn lường tới cuộc sống người dân. Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ việc mất rừng đầu nguồn.
Tai sao pha rung lai de gay ra lu lut, sat lo?
 Hình ảnh chụp tại Quảng Trị ngày 18/10

Vì để trồng được những cánh rừng nguyên sinh như thế, đúng nghĩa là những tấm giáp chắn giúp điều tiết nước cũng như môi trường sống thì phải hàng chục năm hoặc lâu hơn nữa mới có thể đáp ứng được. Cùng với đó việc điều hành, vận hành các hồ thủy điện vừa qua cũng đang có vấn đề bất cập, cần sớm phải thay đổi. ần phải nhấn mạnh, con người đang “tiếp sức” cho những sự tàn phá ấy. Rừng đầu nguồn bị chặt phá, rừng nguyên sinh bị thay thế bởi cây công nghiệp ngắn ngày, trong khi đó công tác thâm canh thiếu khoa học và mất cân đối, lấy ngắn để ăn vậy làm sao giữ được đất, màu.

Tình trạng biến đổi địa tầng đất có nhiều biến động khó lường, giống như tấm ván ấy, là một trong những nguyên nhân của sạt lở, lũ lụt bây giờ. Rừng là tấm rào cản, làm chậm quá trình trơn trượt. Song, do quản lý không chặt, do ai đó vì lợi ích bản thân đã tàn phá tấm rào cản của thiên nhiên, khiến mưa lớn thượng nguồn, đất màu trôi tuột, còn trơ lại đá núi.Ngoài ra, biến đổi khí hậu làm tăng xu hướng các trận mưa có cường độ lớn ở Việt Nam, diễn biến mưa phức tạp khó đoán định dẫn đến tăng nguy cơ lũ quét và khó khăn trong công tác dự báo.

Ở đồi núi dốc, đất bị phong hóa qua nhiều năm nên vào mùa mưa luôn ở trong trạng thái bão hòa nước; trong khi đó, rừng bị suy giảm, mặt đệm bị bào mòn không có khả năng giữ được nước... Ngoài những nguyên nhân nói trên, người dân vùng cao với tập quán sinh sống dựa vào sông suối, chặt phá rừng làm nương rẫy, các ngôi nhà cũng được dựng lên sát sông suối hoặc ngay trên sườn đồi, dưới chân các quả đồi, vách núi. Do vậy, khi cân bằng tự nhiên bị phá vỡ, thiên tai ập đến, hậu quả thường rất lớn.

Hải Nam