CEO của Amazon - Jeff Bezos - cho biết phương châm của hãng là giao hàng nhanh chóng, giá cả thấp nhất và sẵn sàng từ bỏ lợi nhuận trong ngắn hạn để đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.
Phương châm này sẵn sàng được chứng minh triệt để với đối thủ cạnh tranh. Nhìn vào những gì đã xảy ra trong tuần qua, Flipkart, một trang web thương mại điện tử được xây dựng bên ngoài Ấn Độ, đã thông báo họ đã tăng số tiền tài trợ lên 1 tỷ USD. Ngày hôm sau, Jeff Bezos công bố kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD để mở rộng Amazon ở Ấn Độ.
Vì vậy khi Bezos thông báo kế hoạch đầu tư vào máy bay không người lái có thể vận chuyển các gói hành lý của khách hàng trong vòng 30 phút hoặc ít hơn vào cuối năm ngoái, có vẻ như ông đã một lần nữa cố gắng để đe dọa các đối thủ cạnh tranh một cách công khai.
Nhưng những gì thông báo năm ngoái đã trở nên rõ ràng trong năm nay. Amazon cần máy bay bởi vì giao hàng trong ngày đang nhanh chóng trở thành lợi thế của Amazone để cạnh tranh với các đối thủ. Nếu Amazon thực sự lên kế hoạch để đạt được thành công, có thể không còn sự lựa chọn nào khác ngoại trừ việc thử điều gì đó như máy bay không người lái. Dường như Bezos không nói đùa.
Thị trường giao hàng nhanh ngày càng trở nên đông đúc với nhiều hãng nổi tiếng. Google gần đây đã tung ra dịch vụ Shopping Express giao hàng trong ngày ở New York và Los Angeles. eBay đã bắt đầu thực hiện việc giao hàng trong nước gần 2 năm trước. Walmart to Go cũng giao hàng đến ngay cửa nhà khách hàng. Những khởi động nhỏ hơn – như Instacart, Postmates và WunWun – cung cấp cho khách hàng lựa chọn việc nhận được bất cứ mặt hàng nào ngay lập tức.
Amazon đã cung cấp hơn 500,000 mặt hàng khác nhau trong cùng một ngày cho hơn 12 khu vực đô thị. Trong đó, Amazon Fresh, chương trình chuyển giao tạp hóa, chỉ phục vụ cho những khách hàng ở California và Seattle. Lý tưởng nhất, nó có thể cung cấp dịch vụ giao hàng trong giờ cao điểm cho nhiều mặt hàng ở bất cứ nơi nào. Bezos đã thử nghiệm Amazon Fresh ở Seattle trong vòng 5 năm trước khi họ dám mở rộng các hệ thống đến L.A.
Amazon có được lợi thế bằng việc mở rộng các kho hàng, và 16 “trung tâm hậu cần” mới để việc giao hàng đạt hiệu quả hơn, trong khi Fed-Ex hoặc UPS chậm hơn rất nhiều so với yêu cầu. Ngay lập tức việc triển khai các xe tải lớn đến địa chỉ cho mỗi đơn hàng được đưa ra, song có thể sẽ khá tốn kém, đó là lý do vì sao Amazon cần máy bay không người lái.
|
UAV (máy bay không người lái) của Amazon. |
Adrian Gonzalez, chủ tịch chuỗi cung ứng và hậu cần công ty Adelante, nói với Business Insider. “Máy bay không người lái là một phần của câu đố. Nó không phải là giải pháp cho mọi kịch bản mà cho những tình huống nhất định. Toàn bộ mục đích ở đây chính là không thể để mất khách hàng chỉ vì bạn không thể giao cho họ khi họ muốn".
Hiện tại, Amazon lấy phí 8,99 USD (trên 190 nghìn) cho mỗi lần giao hàng, cộng với 99 cent cho mỗi mặt hàng vận chuyển (hoặc 3,99 USD cùng với thẻ quà tặng) cho dịch vụ giao hàng trong ngày. Dù rằng chi phí này bao gồm phí bảo hiểm song như vậy vẫn còn đắt.
Khi Bezos giới thiệu khái niệm máy bay không người lái được dùng để giao hàng, ẩn ý là giải pháp này ý nghĩa khi chúng có thể tiết kiệm tiền cho công ty. Trong năm 2013, chi phí vận chuyển của Amazon là 6,63 tỷ USD. Qua 3 năm, chi phí của việc vận chuyển lên khoảng 8,8 tỷ USD. Đó là một con số rất lớn.
Liệu máy bay không người lái sẽ cung cấp cho Amazon một hệ thống giao hàng thay thế rẻ hơn? Thật khó để biết ngay bây giờ vì công nghệ bay không người lái vẫn còn mới và không có tiền lệ từ trước để đầu tư.
Tuy nhiên, Colin Lewis của RobotEconomic đã làm một số bài toán để trả lời liệu máy bay có thể tiết kiệm một số tiền cho Amazon. Kết luận của ông là có. Ông tin rằng chi phí vận chuyển của Amazon trung bình từ 2 - 8 USD (từ 40 đến 170 nghìn đồng). Với máy bay không người lái nếu tính toán đúng thì giá vận chuyển cho một lô hàng có giá thấp nhất khoảng 2 USD (trên 40 nghìn đồng).
“Sử dụng máy bay không người lái thay vì xe tải thì giảm được lượng khí thải tốt hơn, xanh sạch hơn.” Bezos cho biết.
Amazon biết đầu tư là rất lớn nhưng giá trị đem lại là ở chỗ doanh thu sẽ tăng lên một cách xứng đáng.
Trong một nghiên cứu năm 2013, Amazon đã chứng minh rằng vận chuyển nhanh dẫn đến khả năng bán hàng nhiều hơn Nếu đi theo xu hướng này, Amazon có thể thấy được sự gia tăng hơn nữa nhu cầu mua hàng, nếu có thể hãng sẽ đề nghị Thủ tướng cho phép vận chuyển hàng loạt sản phẩm bằng máy bay.
Tất nhiên, Amazon có rất nhiều cách để triển khai kế hoạch máy bay của họ. Trong đoạn video giới thiệu, Bezos cho thấy hình ảnh một máy bay phóng ra từ kho của Amazon, tuy nhiên họ cũng có thể thực hiện ở các khu vực đa dạng hơn bằng cách phóng 30-50 máy bay đặt trên một xe tải và đi đến điểm đã xác định.
Hiện tại, Amazon thử nghiệm các phiên bản thế hệ 8 và 9 máy bay của hãng trong phòng thí nghiệm ở Seattle. Thật không may cho họ, việc sử dụng máy bay không người lái trong thương mại hiện nay là bất hợp pháp. Quy định quản lý hàng không liên bang ra lệnh chỉ cho phép cá nhân sử dụng các UAV nhỏ ngoài trời, còn các thử nghiệm cho thương mại cần thực hiện trong nhà. Vào ngày 9 tháng 7, Amazon đã nộp đơn yêu cầu được miễn với FAA để được phép thử nghiệm máy bay của mình ngoài trời.
Chính quyền sẽ đưa ra một kế hoạch “hội nhập an toàn” cho máy bay thương mại nhỏ dưới 55 pounds (22 kg) vào cuối năm nay. Kế hoạch được thông báo và có hiệu lực sau đó mới được ban hành. Do vậy, Amazon và các công ty khác sẽ vẫn phải tiếp tục chờ đợi nếu có ý định triển khai dùng máy bay không người lái giao hàng.
“Bạn phải đánh giá cao những gì chúng tôi đang cố gắng làm”, đại diện truyền thông FAA- Les Dor cho biết. “Chúng tôi đang đưa ra các quy tắc áp dụng cụ thể nhất và không quá phức tạp, để đạt được mục tiêu quan trọng là tránh các mối nguy hiểm và đặt nặng quy định an toàn cho một ngành công nghiệp mới nổi".
Về phần mình, Amazon cho rằng việc đó nên được cho phép thử nghiệm ngoài trời, hãng có thể thực hiện được mục tiêu ngay khi FAA pháp luật hóa chuyến bay thương mại.
“Amazon luôn cố gắng đi trước một bước với đối thủ cạnh tranh”. Gonzales cho biết.”Họ cố gắng để cung cấp các gói vận chuyển trong một thời gian ngắn nhất”.
Ngọc Linh (theo BI)