Sự thực đáng sợ sau hình ảnh con hổ xấu xí nhất

Google News

(Kiến Thức) - Hổ trắng rất hiếm, vì thế nhiều thương nhân bất lương bất chấp nhiều nguy cơ, rủi ro, tìm mọi cách để lai tạo giống, cho những con hổ giao phối cận huyết để hổ trắng xuất hiện, giống như bi kịch mà hổ trắng Kenny gặp phải.

Trong con mắt của người đời, những thứ rất hiếm có, số lượng cực ít thường rất hấp dẫn, có giá trị cực cao. Cũng vì thế, những loài động vật quý hiếm thường hay được săn tìm, mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn. Đâu cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bi kịch một đời của hổ trắng Kenny.
Theo thông tin đăng tải, sự ra đời của một con hổ trắng là biến thể của hổ Bengal, do thiếu sắc tố, chúng có bộ lông gần như trắng muốt và đôi mắt màu xanh tuyệt đẹp, cực kỳ thu hút.
Tuy nhiên, hổ trắng rất hiếm, vì thế nhiều thương nhân bất lương đã bất chấp nhiều nguy cơ, rủi ro, tìm mọi cách để lai tạo giống, cho những con hổ giao phối cận huyết để hổ trắng xuất hiện.
Su thuc dang so sau hinh anh con ho xau xi nhat
 
Giao phối cận huyết thường khiến thế hệ sau mắc phải những căn bệnh nan y và khuyết tật cơ thể, rất khổ sở. Năm 2000, một tổ chức nhân đạo, chuyên bảo vệ quyền lợi động vật đã phát hiện ra một con hổ trắng tên là Kenny, 2 tuổi. Kenny bị chứng Down bẩm sinh do cha mẹ của nó giao phối cận huyết.
Khi đó, khuôn mặt của Kenny trông rất đáng sợ, mũi ngắn bẩm sinh, khuôn mặt to và hàm răng khó coi. Nó cũng bị gọi là con hổ xấu xí nhất thế giới.

Mời quý vị xem video: Xem hổ chơi bóng cực yêu

Bởi vẻ ngoài khác biệt, cuộc sống của hổ trắng bị Down không dễ dàng gì, nó bị khinh miệt, ghét bỏ. Chính người chăn nuôi Kenny cũng nói rằng, con hổ giống như vô cùng buồn bã, trầm cảm và thường xuyên quay mặt vào tường, không muốn ai nhìn thấy khuôn mặt xấu xí của mình.
Su thuc dang so sau hinh anh con ho xau xi nhat-Hinh-2
 
Sau khi được giải cứu, hổ trắng Kenny được gửi đến khu bảo tồn động vật cùng với con hổ khác. Tuy nhiên, trong suốt quãng đời còn lại, các bệnh di truyền ảnh hưởng nặng nề lên con hổ trắng tội nghiệp. Kenny thường xuyên bị bệnh, bị vẹo cột sống.
Cuối cùng, Kenny chỉ sống được 10 năm và qua đời, khiến nhiều người suy nghĩ lại về hành động lai tạo giống vô nhân đạo.
Nhiều nhà hoạt động vì quyền lợi động vật cũng lên tiếng, kêu gọi các sở thú tư nhân dừng lại việc lai tạo giống bất chấp nhân đạo, không nên chỉ vì lợi nhuận mà hại những con vật phải sống một cuộc sống không bằng chết như thế này.
Được biết, sau sự cố này, số lượng hổ trắng nhân tạo trên thế giới đã ngày càng ít đi. Hiện, nhiều học giả bảo vệ động vật vẫn liên tục kêu gọi giảm bớt việc phối giống cận huyết của động vật để kiếm lời.
Kiều Dụ (Theo CNT)