Sau đợt tuyệt chủng hàng loạt đó, Nam California trở thành một vùng đất không thể ở được trong vòng 1.000 năm mà sự vắng bóng của các hồ sơ hóa thạch đã tiết lộ.
Trong một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Science, nhà sinh vật học F.Robin O’Keefe từ Đại học Marshall (Mỹ) và các cộng sự cho biết đã kéo lên hóa thạch của 8 quái vật kỷ băng hà từ "hồ hắc ín" La Brea, một địa điểm cổ sinh vật học nổi tiếng ở California.
"Hồ hắc ín" La Brea ở bang California - Mỹ, nơi chứa rất nhiều hóa thạch quái vật cổ đại - Ảnh: LIVE SCIENCE
Chúng bao gồm sư tử Mỹ Panthera atrox, bò rừng cổ đại Bison antiquus, chó sói đồng cỏ Canis latrans, sói dữ Aenocyon dirus, lười đất Harlan - Paramylodon harlani, mèo răng kiếm Smilodon fatalis, ngựa phương Tây Equus occidentalis và "lạc đà ngày hôm qua" Camelops hesternus.
Các hóa thạch có niên đại từ khoảng 15.600 đến 10.000 năm về trước, trong đó con 10.000 năm là chó sói đồng cỏ, 7 loài còn lại đã biến mất từ 12.900 năm trước.
Chúng được đối chiếu với dữ liệu phấn hoa từ hồ Elsinore phía Đông Nam TP Los Angeles, giúp các nhà khoa học tái hiện môi trường cổ xưa trong khu vực với hệ động thực vật đa dạng.
Các mô hình cũng cho thấy dân số con người đã mở rộng nhanh chóng trong khu vực từ 13.200 năm trước.
Cũng khoảng 13.500 năm trước, lượng than bùn lắng đọng trong khu vực cũng tăng theo cấp số nhân, cộng với các đám củi mà con người tạo nên đã bắt đầu gây nên những vụ cháy rừng lẻ tẻ.
"Chúng tôi không biết liệu điều này được bắt đầu bằng lửa trại hay họ thực sự đốt lửa để thúc đẩy trò chơi" - Ts O’Keefe nói, ngụ ý về một hành động cố ý nhằm xua động vật, có thể là để chiếm khu vực sống hoặc để đi săn.
Vào thời điểm 12.900 năm trước, ngoại trừ chó sói đồng cỏ tương đối nhỏ, các quái vật khổng lồ còn lại đều biến mất như một sự tuyệt chủng.
Đó là một thảm họa với sự kết hợp của biến đổi khí hậu hậu kỷ băng hà. Thời tiết nóng lên, hạn hán kéo dài khiến thảm thực vật khô hạn, môi trường rừng ẩm biến mất, cây bụi khô chiếm ưu thế.
Cộng với lớp than lắng đọng và hoạt động của con người, một đại thảm họa cháy rừng có thể gây hậu quả nghiêm trọng, biến cả vùng thành miền đất chết cho mọi loài suốt 1.000 năm sau đó.
"Chúng tôi thấy sự tương đồng sâu sắc giữa tình huống mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay với cuộc tuyệt chủng hàng loạt cách đây gần 13.000 năm" - TS O’Keefe cảnh báo.
Theo Thu Anh/Người Lao Động