Theo đó, sau khi cùng đồng nghiệp bắt được con vật ở tỉnh Krabi, Thái Lan rồi dùng bao tải đưa về một ngôi đền gần văn phòng cứu hộ, Tulyasuk đã thả con rắn ra sàn nhà. Tiếp đó anh bình tĩnh tến tới gần con rắn hổ mang chúa rồi dùng miệng ngậm đầu con rắn.
Ngay lập tức,
con rắn há to hàm răng tỏ ý đe dọa nhưng Tulyasuk đã nhanh chóng luồn ra phía sau và dễ dàng dùng tay không tóm gọn con rắn độc.
Theo lời Tulyasuk, đây là một con rắn hổ mang chúa hoang dã nên hành vi của nó rất khó đoán. "Tôi muốn biểu diễn với con rắn, vì vậy tôi thả nó ra nền đất và hôn nó. Tôi nghĩ nó là rắn cái. Cần phải luyện tập rất nhiều để hiểu rõ chuyển động và ngôn ngữ cơ thể của rắn hổ mang. Để làm được điều này, tôi phải rất bình tĩnh và hết sức tập trung trong khi dõi theo con rắn", Tulyasuk nói.
Được biết rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới với chiều dài tối đa 7 mét. Chúng chủ yếu ăn thịt đồng loại và các loài rắn khác cùng động vật có xương sống nhỏ như thằn lằn, chuột. Lượng nọc độc tiết ra trong một lần cắn của chúng có thể gây tử vong cho 20 người lớn hoặc giết chết một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ.
Theo LỘC LIÊN/Tiền phong