Robot bốn bánh nằm trong chương trình WHOI kéo dài 30 năm, được bắt đầu vào năm 2017, có tên “Theo dõi sức khỏe của hệ sinh thái Nam Cực bằng cách sử dụng chim cánh cụt hoàng đế”, viết tắt là MARE.
Dự án MARE giám sát chim cánh cụt hoàng đế và sử dụng làm chỉ số về sức khỏe hệ sinh thái tổng thể ở Nam Cực. Dự án này sẽ ghi lại khả năng thích ứng của chim cánh cụt với biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với sự đa dạng của loài cá mà chúng ăn.
|
ECHO sẽ giúp loại bỏ bất kỳ sự hiện diện nào của con người trong các cuộc khảo sát về chim cánh cụt. Ảnh: Céline Le Bohec, CNRS, CSM |
Theo WHOI, ECHO sẽ giúp loại bỏ bất kỳ sự hiện diện nào của con người trong các cuộc khảo sát về chim cánh cụt, vì việc đếm và lập danh mục hàng nghìn con chim cánh cụt rất tốn thời gian và có thể gây căng thẳng cho chúng.
ECHO được thiết kế cao tới 0,9 mét, có công nghệ GPS phát hiện và phạm vi ánh sáng và GPS để điều hướng tự động. ECHO mang các cảm biến giúp nhà nghiên cứu có thể theo dõi số lượng đàn chim cánh cụt và chuyển động hành vi của từng cá thể.
Chim cánh cụt hoàng đế là đối tượng nghiên cứu phù hợp cho các nhà khoa học tìm hiểu động vật bị ảnh hưởng bởi những biến động hệ sinh thái do biến đổi khí hậu gây ra. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2021 trên tạp chí Global Change Biology thì sự suy giảm nhanh chóng của băng ở Nam Cực có thể khiến loài chim cánh cụt hoàng đế "gần như tuyệt chủng" vào năm 2100.
Các nhà nghiên cứu của WHOI dự kiến sẽ mở rộng nỗ lực thu thập dữ liệu của ECHO để biết rõ về hành vi kiếm ăn và sinh sản của chim cánh cụt, cũng như những gì xảy ra bên trong khi chúng tụ tập lại để giữ ấm và tiết kiệm năng lượng. Các nhà nghiên cứu dự định đặt ECHO bên trong bản sao in 3D của một khối băng.
Theo WHOI, ngụy trang như vậy sẽ cho phép ECHO tiếp xúc gần hơn, thu thập được dữ liệu về chim cánh cụt khi chúng tiếp xúc gần gũi với nhau.
Theo Tiêu Dùng