Robot hút bụi 3 trong 1 nhiều công năng… có tốt như quảng cáo?

Google News

Nhờ vào thiết kế kết hợp sáng tạo, robot hút bụi 3 trong 1 Eufy E20 có thể trở nên đa năng hơn. Tuy nhiên, việc tích hợp quá nhiều tính năng trên một thiết bị chưa hẳn là tốt.

Nắm bắt nhu cầu muốn loại bỏ toàn bộ bụi bẩn khỏi không gian sinh hoạt, mới đây, hãng Eufy phát triển mẫu robot hút bụi thông minh 3 trong 1 nhiều tính năng, gây sốt thị trường. Liệu chất lượng sản phẩm có đạt chuẩn như mong đợi của người tiêu dùng?
Robot hut bui 3 trong 1 nhieu cong nang… co tot nhu quang cao?
 Bộ sản phẩm hút bụi 3 trong 1 Anker Eufy E20. 
Lách “ngõ hẹp” với thiết kế 3 trong 1
Về cơ bản, Eufy E20 là một robot hút bụi thông minh không kém cạnh nếu so với sản phẩm từ các thương hiệu danh tiếng khác. Robot có dạng tròn đường kính 34cm, cao 14cm, trạm sạc tự động có kích thước 25,5 x 15 x 39cm. Eufy E20 được hỗ trợ để có thể tích hợp vào hệ thống nhà thông minh phổ biến như Google Home, Amazon Alexa, Samsung Smarthings hay Apple Homekit.
Với thiết kế 3 trong 1 – vừa là robot hút bụi tự đổ rác, vừa là máy hút bụi dạng gậy, vừa là máy hút bụi cầm tay – Eufy E20 có thể hút bụi sofa, làm sạch cầu thang, đồ nội thất hay hút bụi ô tô...
Sản phẩm được hãng Anker ra mắt tại CES 2025 và đã giành được giải thưởng sáng kiến tốt nhất dành cho thiết bị gia dụng - "Best of Innovation in Home Appliances".
“Mình đã ngay lập tức đặt mua Eufy E20 để trải nghiệm khi tham quan triển lãm CES bởi sự độc đáo của nó. Nhà phát triển robot hút bụi nào cũng cố gắng để sản phẩm của mình thông minh hơn, nhưng chưa ai làm điều như Eufy, chỉ đơn giản vậy mà lại rất hữu ích.” – Chuyên gia Lê Minh Quân, quản trị viên diễn đàn công nghệ Techrum cho biết.
David Cheng, chuyên gia nghiên cứu robot gia dụng tại TechReview nhận định: "Eufy E20 mang lại một cách tiếp cận mới mẻ, tích hợp nhiều công năng vào một thiết bị duy nhất, giúp tối ưu không gian và chi phí cho người dùng."
Đa năng, giá tốt có đủ sức hấp dẫn?
Tính năng đáng giá nhất của Eufy E20 là có thể tách rời bộ phận hút chân không để gắn vào các phụ kiện khác và hoạt động như một máy hút bụi thông thường. Anker đăng ký sáng chế cho thiết kế 3 trong 1 của họ với tên gọi là FlexiONE™. Sản phẩm được bán kèm với thanh đẩy có con lăn để biến hình thành máy hút bụi sàn và đầu chổi để sử dụng hút bụi dạng cầm tay.
Giống như nhiều robot hút bụi, Eufy sử dụng cảm biết lidar, dẫn đường bằng laser để tránh né vật cản. Để điều khiển vận hành, người dùng cài đặt ứng dụng Eufy Clean trên smartphone Android hoặc iOS. Trong lần sử dụng đầu tiên, nó sẽ di chuyển trong toàn bộ khuôn viên khả dụng để thiết lập bản đồ khu vực vệ sinh, bản đồ này cũng có thể dễ dàng chỉnh sửa trên ứng dụng.
Robot hut bui 3 trong 1 nhieu cong nang… co tot nhu quang cao?-Hinh-2
Sử dụng như máy hút bụi cầm tay vệ sinh cầu thang. 
Chuyên gia công nghệ Alistair Charlton đánh giá trên trang review Cyber Shark: “Mặc dù chỉ là robot Gen3 nhưng Laser Line trên dòng máy Eufy nhanh hơn và chính xác hơn nhiều so với cảm biến hồng ngoại được sử dụng trên hầu hết các robot Gen 3. Hơn nữa, sản phẩm này còn có một số tính năng của robot Gen 5, nổi bật là trang bị thùng rác tự đổ và lập bản đồ nhanh”.
Ở chế độ hút bụi cầm tay, Eufy cung cấp lực hút lên đến 30.000 Pa, một công suất cực lớn nếu so sánh với các máy hút bụi không dây. Chuyên gia Lê Minh Quân cho rằng “Có thể nói công suất này là rất hiếm. Những máy hút bụi cầm tay cao cấp cùng tầm giá thường chỉ cung cấp lực hút tối đa 20.000 Pa”.
Sau khi ra mắt tại triển lãm CES tháng 1/2025, hãng Anker nhanh chóng bán ra thi9j trường sản phẩm này từ ngày 1/2/2025. Nếu mua mới sản phẩm qua các trang bán hàng trực tuyến như Amazon, người dùng phải trả 399 USD (tương đương hơn 10 triệu) hoặc có thể mua trực tiếp nhập khẩu chính hãng với giá 14 triệu.
Trên thị trường, một số nhà sản xuất bán sản phẩm dạng combo có cả robot hút bụi kèm máy hút bụi cầm tay, tuy nhiên đó là 2 bộ phận riêng biệt với mức giá cao hơn nhiều, đơn cử như Ecovacs Deebot T30S Combo với giá khoảng 30,6 triệu hay Yeedi C12 Combo giá 18 triệu.
Robot hut bui 3 trong 1 nhieu cong nang… co tot nhu quang cao?-Hinh-3
 Khi tách rời và gắn phụ kiện, thiết bị biến hình thành máy hút bụi dạng đẩy.
Trải nghiệm Eufy được gần một tháng, chị Trần Thị Thảo Ly (Hà Nội) chia sẻ: “Con robot này khá tiện dụng, bình thường tự di chuyển để dọn dẹp trong nhà, khi cần mình lại tháo ra để hút bụi trên sofa, trên giường hay cầu thang rồi lại ráp vào để máy tự đi đổ. Mua một mà được 2, khá tiết kiệm”.
Tuy nhiên, theo đánh giá của giới công nghệ, Eufy E20 vẫn tồn tại những nhược điểm chưa cải thiện. Chuyên gia công nghệ Alistair Charlton nhận xét: “Khuyết điểm lớn nhất của Eufy E20 là không có chế độ lau nhà, hy vọng rằng Anker sẽ sớm có một phiên bản nâng cấp có thêm chức năng này với giá bán cao hơn. Còn hiện tại con robot này rất xứng đáng với 400 USD”.
Do có kích thước tổng thể tương đối nhỏ, ngăn chứa Eufy E20 theo đó cũng bị hạn chế. E20 chỉ cung cấm ngăn chứa có dung tích 3,5 lít trong trạm sạc và chỉ có 0,6 lit trong thân máy.
Cũng theo nhận định của giới công nghệ, hệ thống điều hướng của sản phẩm này cũng chưa thực sự thông minh. So với các dòng cao cấp như Roborock hay Dreame, E20 sử dụng cảm biến Lidar thông thường, có thể gặp khó khăn khi điều hướng trong không gian phức tạp. Ngoài ra, E20 không có chức năng lau nhà. Vì vậy, nếu muốn lau sàn cứng ướt, người dùng sẽ phải tự tay thao tác.
So kè các đối thủ xứng tầm
Hiện nay, trên thị trường, có nhiều dòng sản phẩm robot hút bụi được xem là đối thủ xứng tâm với Eufy E20.
Eufy E20 và Roborock Q7 Max+: Xét về góc độ hút bụi, mẫu robot của Roborock khá tương đồng với Eufy. Hãng Roborock danh tiếng cũng trang bị cho robot hút bụi của mình cảm biến PreciSense LiDAR mới nhất (Gen3).
Ở bản nâng cấp Max+, Robot của Roborock được bổ sung trạm sạc có khả năng tự làm sạch. Hãng này sử dụng cách lọc qua nước để khi dòng không khí đi qua thì bụi bẩn được giữ lại. Vì vậy, mỗi khi trở về trạm sạc thì Max + cần phải thay nước, còn Eufy trang bị công nghệ lọc nên không cần thêm thao tác thay nước định kỳ.
So về lực hút, Q7 Max+ chỉ hoạt động tối đa với 4.200 Pa trong khi Eufy E20 mạnh gấp đôi, qua đó tăng khả năng làm sạch hiệu quả.
Hai dòng sản phẩm đều dọn dẹp một diện tích sàn tương đương nhau, khoảng 150m2 . Tuy nhiên, Eufy có lợi thế hơn khi chỉ cần sạc trong 2,5 giờ còn Q7 Max+ phải cần đến 6 giờ để đầy năng lượng.
Eufy E20 và Dreame L10s Ultra: L10s Ultra có tính năng lau nhà tự động, điều mà Eufy E20 không có, nhưng Eufy lại có lợi thế về khả năng chuyển đổi chế độ sử dụng linh hoạt.
Mặc dù có lực hút chỉ 5.300 Pa, nhưng Dreame L10s Ultra không hề lép vế so với Eufy E20 vì nhờ vào giẻ lau xoay 360 độ cùng áp lực 6,7 Newton, L10s Ultra vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vệ sinh của người dùng.
Về cơ bản, vì thiếu chức năng lau nhà, Eufy đa phần bị thiệt thòi khi so sánh với bất cứ robot hút bụi kết hợp lau nhà khác.
Eufy E20 và Dyson V8: Dyson V8 có lực hút mạnh, lên đến 28.000 Pa, thông số này khá tương đồng với Eufy. Dyson vốn đã khẳng định vị trí đứng đầu trong các thiết bị hút bụi, vệ sinh. Dyson V8 cũng có khả năng biến hình từ dạng cây đẩy thành dạng hút bụi cầm tay linh hoạt.
Là một thiết bị chuyên biệt, Dyson V8 có thiết kế chuyên nghiệp, chắc chắn hơn nhiều khi so sánh với Eufy. Ngoài ra, ngăn chứa bụi 0,56l của sản phẩm này tiện dụng hơn so với ngăn chứa bụi 0,35 lít của Eufy. Tuy nhiên, khi không có sự vận hành của con người, Dyson V8 không thể giúp dọn sàn tự động.
Có thể thấy, Eufy E20 là một lựa chọn đáng cân nhắc cho những khách hàng muốn một thiết bị dọn dẹp đa năng, giúp tiết kiệm không gian và chi phí. Tuy nhiên, sản phẩm này có thể chưa phù hợp với những người cần một thiết bị chuyên biệt, như robot hút bụi có trí tuệ nhân tạo cao cấp hoặc máy hút bụi cầm tay mạnh mẽ. Vì vậy, người tiêu dùng vẫn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua.
Tuệ Minh