Một nhóm người chuyên bắt rắn đã đến một vùng đất hẻo lánh nằm sâu trong khu rừng dừa nước. Đây là địa điểm mà họ từng đến để bắt rắn 3 năm về trước và đã thu hoạch được rất nhiều rắn nên cả nhóm đã quyết định sẽ quay lại nơi đây một lần nữa.
Quả thực không mất quá nhiều thời gian, họ đã phát hiện rất nhiều miệng hang ẩn bên dưới lớp lá dừa nước. Sau một hồi đào bới thì cả nhóm đã bắt được tới hơn 40 con rắn cạp nong (cả lớn cả nhỏ) cùng rất nhiều quả trứng chưa nở.
Ảnh biên tập: Thành Luân
Cạp nong hay còn gọi là rắn mai gầm (Tên khoa học: Bungarus fasciatus) là loài rắn có khoang đen vàng xen kẽ nên rất dễ nhận biết. Chúng là loài rắn cực độc với nọc độc mạnh hơn cả một số loài rắn hổ mang và ngang ngửa với rắn hổ mang chúa, LD50 IV khoảng 1.28 mg/kg.
Cạp nong thường đẻ trứng vào hang con mồi như chuột và con cái sẽ ở lại canh trứng trong khoảng tháng 4 đến tháng 5 hàng năm. Mỗi con cái có thể đẻ 6 đến 14 trứng mỗi lần. Trong Sách đỏ, cạp nong được xếp vào danh mục loài Ít quan tâm.
Theo Hoa Hướng Dương/Báo Tổ quốc