Phát hiện thêm đối tượng lạ trôi dạt trong hệ Mặt trời

Google News

(Kiến Thức) - Thêm một đối tượng thiên văn độc đáo trôi dạt trong hệ Mặt trời vừa được các nhà khoa học khám phá.

Với sự trợ giúp của Kính Viễn vọng Hubble, NASA, các nhà thiên văn học người Đức đã phát hiện thêm một đối tượng thiên văn kỳ lạ xuất hiện trong hệ Mặt trời, ở khu vực vành đai giữa sao Hỏa và sao Mộc. Nó không phải là một mà là hai vật thể tồn tại sóng đôi với nhau ở khoảng cách 100 km và tên là 288P.
Phat hien them doi tuong la troi dat trong he Mat troi
Nguồn ảnh: Phys. 
288P gồm hai vật thể có kích thước cùng nhau, hoạt động ngang nhau, cũng có thể gọi là hai tiểu hành tinh.
Phat hien them doi tuong la troi dat trong he Mat troi-Hinh-2
Nguồn ảnh: Phys.  
Tuy nhiên, khi phân tích chuyên sâu, có thể thấy hai vật thể này còn có khả năng phát ra năng lượng ánh sáng mãnh liệt, có vệt đuôi dài nên khoa học xác nhận nó là một sao chổi thì đúng hơn với tên gọi là sao chổi nhị phân.
Phat hien them doi tuong la troi dat trong he Mat troi-Hinh-3
Nguồn ảnh: Phys.  
Các nhà khoa học tin rằng, việc nghiên cứu 288P sẽ cung cấp nhiều tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu sự tiến hóa của các ngôi sao, sao chổi, tiểu hành tinh trong Hệ Mặt trời.

Xem thêm video: Tiểu hành tinh lớn hơn nhà 102 tầng có thể đâm vào Trái Đất- Nguồn video:  Tin Mới Trong Ngày.
Huỳnh Dũng (theo Phys)