Các nhà khoa học thuộc đài quan sát ALMA vừa công bố thông tin, họ đã phát hiện ra một sao lùn đỏ mới trong vũ trụ, nó có khối lượng gần bằng Mặt trời của chúng ta nhưng cũng đang trong trạng thái hoạt động bất thường.
Ngôi sao lùn đỏ này có tên khoa học là W Hydrae, nằm cách Trái đất khoảng chừng 320 năm ánh sáng, trong chòm sao Hydra. Nó là một ngôi sao già cỗi, thuộc chủng sao AGEP và chuẩn bị bước vào giai đoạn tiến hóa quan trọng. Kích thước của nó đang phát triển dần lên có thể lớn gấp 2 lần chiều dài quỹ đạo từ Trái đất tới Mặt trời.
|
Nguồn ảnh: phys. |
Như vậy, với tiến độ này, rất có thể nó sẽ là một sao đỏ siêu khủng của vũ trụ trong tương lai gần.
Hiện các chuyên gia khoa học quốc tế bắt đầu theo dõi ngôi sao này, nghiên cứu sâu hơn về đường quỹ đạo, các thành phần trên bề mặt, khí quyển của nó nhưng phần lớn đều có chung nhận định, đây cũng sẽ là cách mà Mặt trời chúng ta tiến hóa trong tương lai nhờ những đặc tính vật lý có nhiều tương đồng.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.
Huỳnh Dũng (theo Phys)