Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Northeastern mới đây đã công bố phát hiện mới về một loài giun cổ đại tưởng chừng đã tuyệt chủng dài tới 1,5 m sống ở các vịnh bùn cạn Philippines.
Đó là loại giun khổng lồ (tên khoa học là Kuphus polythalamia, hoặc được gọi là hà ăn gỗ) có lớp vỏ từ thế kỷ 18, không chỉ to lớn bất thường so với loại giun khác, loài Kuphus còn có cách thức tồn tại hoàn toàn đặc biệt.
Chúng sử dụng vi khuẩn để chuyển hóa khí hydrogen sulfide - 1 loại khí có mùi trứng thối thành năng lượng. Đây cũng là lý do khiến cơ quan tiêu hóa, nội tạng của Kuphus bị co lại.
|
Lần đầu phát hiện loài giun cổ đại trốn trong thân gỗ hàng trăm năm. |
Marvin Altamia, nhà nghiên cứu thuộc Viện khoa học biển, Đại học Philippines cho biết: "Tôi đã rất kinh ngạc khi lần đầu tiên nhìn thấy tận mắt loài sinh vật lạ lùng này, bởi trước đó chúng tôi đã nghĩ chúng hoàn toàn tuyệt chủng".
Các chuyên gia cho rằng, hà đục gỗ chúng thường lẩn trốn trong thân gỗ, ăn vi khuẩn trong gỗ để sống. Trong khi hà Kuphus sống trong bùn tại môi trường nồng nặc khí hydrogen sulfide - 1 loại khí có mùi trứng thối.
Theo chuyên gia, vi khuẩn sống trong lớp vỏ của chúng sử dụng hydrogen sulfide để làm năng lượng sản xuất carbon hữu cơ. Cơ chế này tương tự như cách mà cây xanh sử dụng năng lượng mặt trời để chuyển đổi carbon trong không khí để làm thực phẩm vậy.
Bởi loài hà Kuphus không cần tiêu hóa thức ăn nên cơ quan tiêu hóa, nội tạng của chúng bị co lại do thiếu thức ăn. Các chuyên gia hiện vẫn đang nghiên cứu về loài giun này cũng như quá trình sinh trưởng, cách chúng tồn tại.
Theo Lê Cao/VietQ