Theo đó, lỗ đen siêu lớn này có dạng hình xoắn ốc và tạo ra những luồng gió khí giật với cường độ cực cao.
Với tốc độ di chuyển 23,000-33,000 km/s, các nhà khoa học nhận định, tốc độ này nhanh hơn 10% tốc độ ánh sáng. Đó là một tốc độ siêu khủng chưa từng có trong vũ trụ.
Lỗ đen mới này đã tồn tại 13,8 tỷ năm trong vũ trụ, nó hoạt động mạnh mẽ nhất là lúc sản sinh ra các ngôi sao trong vũ trụ. Thời điểm đó, gió khí, bụi, giật với cường độ cao.
Các nhà khoa học đặt tên cho lỗ đen mới này là Seyferts.
Tiếp đó, các tia phát xạ X-ray cũng được tìm thấy trong lỗ đen này. Tia phát xạ bị chi phối rất nhiều bởi các hạt electron, chứa nhiều nguyên tử nhẹ hơn oxi và tác động trực tiếp tới tốc độ di chuyển của toàn lỗ đen Seyferts.
Huỳnh Dũng (theo SD)