Phát hiện chấn động lục địa cổ dưới đáy Ấn Độ Dương

Google News

Các nhà khoa học đã phát hiện một mảnh lục địa cổ bị dung nham che phủ nằm bên dưới quốc đảo du lịch nổi tiếng Mauritius thuộc Ấn Độ Dương.

Phat hien chan dong luc dia co duoi day An Do Duong
 Hòn đảo du lịch Mauritius.
Mauritius vốn là một quốc đảo nổi tiếng với bãi biển đẹp, bờ cát trắng và rạn san hô phong phú. Thế nhưng ít ai biết rằng, cách đây 3 tỉ năm, hòn đảo Mauritius lại là nằm trong một lục địa rộng lớn, bao phủ một phần Ấn Độ Dương ở khu vực phía đông châu Phi. Đây là phát hiện mới của Giáo sư Lewis Ashwal và các đồng nghiệp thuộc đại học Wits (Johannesburg, Nam Phi).
Cụ thể, nhóm nghiên cứu của giáo sư Lewis đã tìm thấy những mảnh tinh thể zircon có niên đại từ 2,5 đến 3 tỉ năm tuổi trên đảo Mauritius. Các tinh thể này từng được đưa lên mặt đất bởi dòng dung nham núi lửa.
Tuy nhiên, việc trên đảo Mauritius có tinh thể zircon hàng tỉ năm tuổi, trong khi trên đảo vốn không có bất kì một loại đá nào có niên đại trên 9 triệu năm đã khiến các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu. Và họ phát hiện ra rằng bên dưới đảo Mauritius có một lớp vỏ lục địa cổ. Lục địa cổ này được đặt tên là “Mauritia”.
Theo báo cáo của giáo sư Lewis trên tạp chí Nature Communications, lục địa Mauritia có vai trò như một vùng đệm giữa Ấn Độ và khu vực phía Đông Madagascar. Đây được cho là một nơi nguy hiểm vì có rất nhiều núi lửa và thường xuyên xảy ra động đất. Khi hai quốc gia Ấn Độ và Madagascar tách xa nhau, Mauritia bị kéo căng và vỡ ra. Những mảnh vỡ lục địa sau đó đã chìm xuống đáy đại dương
Việc tìm thấy lục địa cổ Mauritia khiến cho nhóm nghiên cứu của giáo sư Lewis tin rằng còn có rất nhiều mảnh lục địa  lục địa cổ dưới đáy Ấn Độ Dương đang nằm trong bí ẩn.
Theo Minh Hạnh/Tiền phong