Hai bức phù điêu tạc hình khuôn mặt của người cai trị địa phương.
Các mảnh ghép đôi được tìm thấy ở Tenosique, một thị trấn nằm ở bang Tabasco, gần mũi phía nam của Mexico, và được cho là đặc trưng của những người cai trị từ nền văn minh Olmec cổ đại (có tên xuất phát từ từ "Ōlmēcatl" của người Aztec (Nahuatl), có nghĩa là "người cao su)."
Olmec trị vì từ năm 1200 trước Công nguyên đến năm 400 trước Công nguyên và được coi là nền văn minh tiền Tây Ban Nha đầu tiên ở Mesoamerica. Ngày nay, họ được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm điêu khắc về những cái đầu khổng lồ.
Được tạo thành từ đá vôi, các tác phẩm điêu khắc 3D khổng lồ có đường kính khoảng 1,4 m và nặng 1700 kg mỗi bức. Hai bức điêu khắc chạm khắc khuôn mặt của những người cai trị địa phương với cái miệng "nhăn nhó" và khoanh tay. Mỗi bức đều được đánh dấu bằng dấu chân, một con đường, lõi ngô, một cây thánh giá Olmec và các nét vẽ của báo đốm, với cái miệng mở rộng của các nhà lãnh đạo ám chỉ đến "tiếng gầm của báo đốm".
Các nhà nghiên cứu từ Bộ Văn hóa của Chính phủ Mexico, thuộc Trung tâm Tabasco của Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) , lưu ý rằng điều nổi bật nhất về bức phù điêu là vị trí của các hình vẽ miệng khá đặc biệt. Điều này báo hiệu cho các nhà khảo cổ học rằng, những bức chân dung có niên đại từ 900 năm trước Công nguyên đến 400 năm trước Công nguyên, là của những hình vẽ quan trọng trong cộng đồng Olmec.
Các hình chạm khắc mới được tìm thấy trông rất giống với năm bức phù điêu được cho là của người Olmec đã được tìm thấy ở những nơi khác trong vùng, bao gồm ở Balancán và Villahermosa, hai thành phố khác ở Tabasco; Ejido Emiliano Zapata, một thị trấn ở bang Jalisco của Mexico; và trong Tenosique.
Dựa trên những điểm tương đồng này, các nhà nghiên cứu tin rằng các bức chân dung mô tả những người cai trị đang thực hiện nghi lễ nghiêm trang. Hành động này liên quan đến việc áp dụng một tư thế làm giảm lưu lượng máu và oxy đến não để đạt được trạng thái giống như xuất thần.
Tomás Pérez Suárez, một nhà khảo cổ học tại Trung tâm Nghiên cứu về người Maya tại Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, cho biết hành động như vậy được cho là "họ được quyền hạn".
Ông cũng tin rằng, những bức phù điêu mới được tìm thấy có nguồn gốc từ vùng Trung Usumacinta giáp với sông Chacamax ở phía bắc và cửa sông San Pedro ở phía nam.
Theo Hà Thu/Tiền phong