Giếng khóa rồng là một chiếc giếng lớn biểu tượng cho nền trị thủy của đất nước Trung Quốc thời cổ đại. Việc trị thủy vốn là việc hệ trọng trong quản lý tài nguyên, nguồn lương thực và sẽ ảnh hưởng tới cả sự thịnh trị trong một triều đại. Vì thế người Trung Quốc cổ đại rất coi trọng việc trị thủy.
Ở Bắc Kinh, nằm ở góc đông bắc của ngã tư Bắc Tân Kiều có một cái giếng rất đặc biệt, thành giếng buộc một sợi xích sắt lớn.
Tương truyền phía dưới giếng trấn áp một con rồng già, bị trói bởi một sợi xích sắt rất to. Nếu kéo sợi xích sắt lên miệng giếng thì nước sẽ phun ra, và khi kéo lên lên một độ cao nhất định, nó sẽ gây ra lũ lụt. Nguyên nhân là bởi đã làm kinh động tới con rồng dưới giếng, khiến nó giận dữ, có người còn nói rằng họ thậm chí nghe thấy cả tiếng gầm của rồng.
Tuy nhiên, luôn có những người không tin, muốn động vào giếng. Đương thời khi người Nhật nghe nói đến chuyện này thì rất tò mò, muốn xem trong giếng có rồng hay không, nên cưỡng bức nhiều người kéo xích sắt trong giếng. Xích sắt còn chưa kéo lên tới đầu, mà nước đen bắt đầu trào ngược từ dưới lên trên, kèm theo tiếng nước chảy ầm ầm là mùi hôi thối bốc lên. Người Nhật kinh hãi nên vội thả xích sắt xuống giếng và không bao giờ dám động vào nữa!
Nhưng thật ra giếng rồng này không huyền bí như trong truyền thuyết, bởi vì giếng rồng này thông với sông ngầm bên dưới, nước của con sông đen ngòm này chảy xiết nên cần có dây xích để giảm tốc độ dòng chảy. Một khi con người kéo lên thì sợi xích sắt này tương đương với việc thay đổi tốc độ dòng chảy của sông ngầm, hàng loạt thay đổi đã xảy ra.
Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều truyền thuyết về giếng khóa rồng. Trong dân gian có nhiều lời đồn đại khác nhau, thậm chí một số còn có thể bắt nguồn từ thời xa xưa. Nhưng các lời đồn đại đều nhất quán một cách đáng kinh ngạc rằng có rồng ở dưới giếng. Rất tiếc, đây chỉ là một công trình thủy lợi cổ xưa, không hề có con rồng nào như trong truyền thuyết cả.
Theo Bảo Vệ Công Lý