Trong buổi gặp gỡ, các thành viên từ nhóm MIUI, Trí tuệ Nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và các phòng ban khác đã cùng tham gia với nhóm Mi Fan khiếm khuyết để tìm hiểu nhu cầu cũng như những đề xuất của họ để giúp cải thiện khả năng kết nối trong tương lai.
Phụ kiện hỗ trợ người khuyết tật cũng có thể bị tấn công
Cao Yu, một trong những thành viên Mi khiếm thị, chia sẻ rằng tính năng TalkBack trên smartphone đã đem lại những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của anh.
“Hiện tại, tôi có thể sử dụng các ứng dụng nhắn tin, gọi món và bản đồ mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Đây là một điều không tưởng khi không có những tính năng hỗ trợ tiếp cận của điện thoại”.
Công nghệ hỗ trợ tiếp cận là một trong những lĩnh vực chính mà Xiaomi đã và đang tập trung phát triển, đơn cử như tính năng “Xiaomi Wensheng”, giúp người dùng chuyển đổi giọng nói thành chữ tức thời.
Bên cạnh đó, công ty cũng đang phát triển tính năng điều khiển giọng nói và cử chỉ tay cho người dùng khiếm khuyết về thể chất, giúp họ điều khiển những thiết bị thông minh từ xa bằng loa Mi AI hay phần mềm Mi Home.
Chen Xiaowen, một thành viên nhóm khiếm thị làm việc trong dự án, là người đã phá vỡ các định kiến về người khuyết tật và thấy tầm quan trọng của việc làm đối với những người cùng hoàn cảnh.
"Tôi đã từng bị từ chối và bị gạt bỏ vì là người khiếm thị khi tìm việc. Thực tế, chúng tôi cũng có thể làm tốt công việc miễn là có khả năng tiếp cận tốt. Ở vị trí hiện tại, tôi chủ yếu phụ trách công việc dán nhãn giọng nói con người để 'dạy' AI hiểu hướng dẫn của người dùng. Cơ hội này giúp tôi thấy được giá trị bản thân và sự gắn kết, nó đã giúp tôi có được cuộc sống tốt đẹp hơn".
Anh Đạt Nguyễn, Đại diện Truyền thông Xiaomi Việt Nam cho biết: “Xiaomi đang hướng đến tầm nhìn giúp mọi người đều có thể tận hưởng cuộc sống tốt hơn thông qua công nghệ sáng tạo.
Chúng tôi tin rằng công nghệ chính là cách tiếp cận bình đẳng, bao gồm việc trao quyền cho người khuyết tật tận hưởng cuộc sống thông minh hơn”.
Theo TIỂU MINH/ Kynguyenso