Trong hàng nghìn năm, người Bajau sống trên biển. Từ già đến trẻ người Bajau thường mang trên mình đầy màu sắc, yêu thích các lễ hội và âm nhạc. Người Bajau đã sống trên các bờ biển của Malaysia, Indonesia và Philippines.
Người Bajau là một dân tộc du mục, đi biển trong phần lớn lịch sử phát triển và cho đến ngày nay, nhiều người Bajau vẫn thực hiện lối sống đó, điều này giải thích tại sao họ vẫn thường được gọi là 'dân du mục trên biển'.
Họ săn bắt hải sản rồi mang lên bờ bán để mua lấy các nhu yếu phẩm hằng ngày, hay tìm kiếm nguyên liệu từ biển để làm đồ thủ công.
Để săn được cá và các sinh vật biển khác, người Bajau bắt đầu học bơi và lặn khi còn rất nhỏ. Họ tiếp xúc nước từ 6 đến 10 giờ mỗi ngày, với phần lớn thời gian lặn ngụm dưới biển.
Vấn đề là số lượng cá ngày càng ít hơn so với 20 năm trước, vì vậy họ phải ở dưới nước lâu hơn để bắt được số lượng như mong muốn.
Cấu trúc cơ thể khác lạ
Người Bajau có khả năng khác thường giúp họ nín thở dưới nước trong thời gian dài hơn người bình thường. Họ hoàn toàn tự tin khi bơi/lặn ở độ sâu 61 mét dưới bề mặt đại dương trong tối đa 13 phút.
Để tồn tại dưới biển sâu, người Bajau đã trải qua một số thay đổi về thể chất. Quá trình lựa chọn đã thành công và giờ đây họ sở hữu lá lách lớn hơn người bình thường, điều này là cần thiết giúp họ giữ lại các tế bào hồng cầu được oxy hóa, thở dưới nước lâu hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng trẻ nhỏ Bajau có thể nhìn rõ ở dưới nước, đây là một sự thích nghi quan trọng.
Những 'dân du mục trên biển' ở Đông Nam Á có thể nín thở trong thời gian dài, đặc biệt khi lặn tự do để săn cá. Người Bajau đã phát triển khả năng lặn sâu hàng chục mét mà không cần sử dụng thiết bị lặn hiện đại. Thay vào đó, họ dựa vào trọng lượng, kính gỗ lặn tự chế và một cây giáo thô sơ.
Các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng trẻ nhỏ Bajau có thể nhìn rõ ở dưới nước, đây là một sự thích nghi quan trọng.
Những 'dân du mục trên biển' ở Đông Nam Á có thể nín thở trong thời gian dài, đặc biệt khi lặn tự do để săn cá. Người Bajau đã phát triển khả năng lặn sâu hàng chục mét mà không cần sử dụng thiết bị lặn hiện đại. Thay vào đó, họ dựa vào trọng lượng, kính gỗ lặn tự chế và một cây giáo thô sơ.
Theo Hoàng Dung/Infonet