Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời và đa dạng nhất trên thế giới.
Với hơn 5000 năm văn hiến, còn có rất nhiều bí mật về khảo cổ mà các nhà khoa học Trung Quốc vẫn chưa khám phá được hết. Văn minh Trung Quốc cổ đại ẩn giấu rất nhiều điều diệu kỳ và kỹ thuật bí truyền mà cho dù hiện nay khoa học công nghệ có phát triển đến mức nào cũng không thể giải đáp được.
Có thể kể đến quy trình đúc kiếm Câu Tiễn thời Nam Vương đã bị thất truyền từ lâu và đến nay vẫn chưa ai có thể khám phá ra quy trình và đúc ra được một thanh kiếm tương tự. Hay 3 con trâu sắt được khai quật tại sông Hoàng Hà, mỗi con nặng hơn 30 tấn và là bảo vật quốc gia nặng nhất ở Trung Quốc.
Trâu sắt dưới sông Hoàng Hà. Ảnh: Sina
Việc có thể đúc 1 con trâu sắt khổng lồ như vậy vào thời phong kiến không có những loại máy móc hiện đại là điều mà khó ai có thể lý giải được họ đã làm như thế nào?
Trong những năm gần đây, nhiều đài truyền hình Trung Quốc đã phát sóng các chương trình truyền hình về nội dung thẩm định bảo vật. Mục đích là để đem đến cho người xem cách nhận biết bảo vật vô giá đồng thời cũng mong muốn truyền tải đến mọi người những câu chuyện, truyền thuyết mà không phải ai cũng biết về lịch sử văn minh.
Trong một chương trình về thẩm định bảo vật tại Trung Quốc có người phụ nữ đã đem đến một vật trông như cái bình làm bằng gốm men xanh đã bị mẻ, bên trong còn có một thứ như chiếc ống hút làm bằng gốm.
Người phụ nữ ấy đem đến hỏi chuyên gia giám định và khán giả có biết bình gốm đó là gì không.
Thoạt nhìn, tất cả mọi người có mặt trong chương trình đều chế giễu đó là một mảnh gốm cũ chẳng có giá trị gì cả. Lý do là vì nhìn bên ngoài nó không có gì đặc biệt và cũng chẳng ai có thể hình dung ra công dụng của chiếc bình mẻ này.
Khán giả trong trường quay đều lắc đầu không biết chiếc bình gốm có cắm ống hút đó là thứ gì. Tuy nhiên, chuyên gia thẩm định là người có kiến thức và kinh nghiệm nhiều năm vừa nhìn ông đã biết chiếc bình mẻ đó là gì!
Chuyên gia cẩn thận nhận chiếc bình từ tay người phụ nữ, quan sát một hồi rồi nói: “Có thể rất nhiều người sẽ không biết chiếc bình này dùng để làm gì, thực chất đây là một dụng cụ sử dụng trong thư pháp thời xưa”.
Sau khi nói xong, chuyên gia nhờ người đem đến một ly nước và đổ trực tiếp vào chiếc bình mẻ kia. Tất cả mọi người đều sững sờ trước hành động của chuyên gia thẩm định. Ngay đến cả chủ nhân của chiếc bình cũng không biết chiếc bình này có từ bao giờ và dùng để làm gì.
Những đồ vật bằng gốm sứ cổ được người Trung Quốc coi trọng như báu vật, nếu như không biết cách gìn giữ cũng có thể bị hư hỏng và không một ai có thể định giá một cách chính xác những hư hỏng đó. Đối với đồ gốm sứ mà nói, ngay đến cả lớp bụi phủ trên bề mặt đồ vật cũng là điều giúp đánh giá giá trịcủa nó.
Mọi người có mặt đều tò mò khi chuyên gia đổ nước vào bình gốm.Không để mọi người phải chờ lâu, chuyên gia sau khi đổ nước vào đã thao tác chặn một đầu của ống hút. Sau đó ông nghiêng chiếc bình và thả ngón tay chặn ở phần lỗ nhỏthì nước bắt đầu nhỏ xuống.
Chuyên gia cho biết, đây gọi là nghiên mực một công cụ dùng để mài mực và tự nhỏ mực thời cổ đại. Đây là loại nghiên mực xuất hiện đầu tiên vào thời nhà Tống, sử dụng nguyên lý xi-phông (nguyên lý này cho phép chất lỏng có thể chảy lên cao hơn bề mặt của bình chứa mà không cần bơm hay tác dụng lực).
Hình minh họa công dụng của chiếc bình. Ảnh: Sina
Chuyên gia sau đó đã giải thích về lịch sử phát triển của loại nghiên mực này, đi qua các thời kỳ Tống, Thanh đã có những thay đổi nhất định trong kiểu dáng… Khán giả rất chăm chú nghe chuyên gia giải thích chỉ có mỗi người phụ nữ sở hữu nghiên mực là không quan tâm đến điều này.
Cô chỉ quan tâm đến giá cả của nó. Rốt cuộc mọi người cũng hiểu ra người phụ nữ đến là để xác thực và định giá cho chiếc nghiên mực. Chuyên gia cho biết trước đây từng có hồ sơ đấu giá nghiên mực như vậy với giá giao dịch lên đến 250.000 nhân dân tệ ( tương đương với khoảng 875 triệu Việt Nam đồng). Tuy nhiên những chiếc nghiên đó không có màu thuần như chiếc nghiên của người phụ nữ này.
Chuyên gia định giá chiếc nghiên của người phụ nữ có thể lên tới 300.000 nhân dân tệ (tương đương với hơn 1 tỷ Việt Nam đồng). Quả là một con số không nhỏ! Sau khi chương trình phát sóng về chiếc nghiên mực, nhiều người xem Trung Quốc đùa rằng mọi người hãy thử kiểm tra xem trong nhà có cái bình nào bị vỡ không, biết đâu nó lại là một món đồ cổ với giá trị cao ngút trời!