Người đàn ông tìm thấy chiếc hang bí ẩn, thứ bên trong khiến anh hoảng hồn

Google News

Đây là tàn tích của một sinh vật đã 10.000 năm tuổi!

Khi một người đàn ông Argentina đang đánh cá bên sông thì anh ta tìm thấy một cái hang rất lớn. Đặc biệt là trong hang dường như có một vật bí ẩn không rõ "lai lịch". Anh cảm thấy rất hoang mang nên tiến lại gần xem xét, không ngờ lại gặp một thứ rất đáng sợ. Sau khi "hoàn hồn", người đàn ông vội vàng gọi điện báo cảnh sát.

Toàn thân thứ này được bảo vệ bởi một lớp da rắn nhưng hình thù rất quái dị, không rõ là đá hay vật gì khác. Những cảnh sát có mặt không thể xác định đây là gì, đành phải tìm đến các nhà cổ sinh vật học.

Sau khi các chuyên gia vào cuộc, vật lạ dưới hố nước thực ra là hóa thạch của một sinh vật đã tuyệt chủng từng lang thang khắp Nam Mỹ trong thời kỳ tiền Băng hà. Oscar Vique, nhân viên Khu bảo tồn cổ sinh vật Marcos Paz nói rằng đây là hóa thạch của Glyptodon. Lớp vỏ cứng rắn vẫn còn nguyên vẹn 98% và nhận định nó là một "mẫu vật được bảo quản rất tốt".

Nguoi dan ong tim thay chiec hang bi an, thu ben trong khien anh hoang hon

Lớp vỏ cứng rắn vẫn còn nguyên vẹn 98% (Ảnh: Daily Mail)

Đây là lần thứ hai tàn tích của Glyptodon được tìm thấy trong khu vực sau khi người nông dân có tên Jose Antonio Nievas tìm thấy vào năm 2015.

Vào thời điểm phát hiện ra hóa thạch này, Tiến sĩ Ross MacPhee của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ cho biết những chiếc vỏ hoàn chỉnh như thế này là rất hiếm.

Còn giáo sư Adrian Lister của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London thì giải thích rằng người ta thường tìm thấy hóa thạch chôn dưới bờ sông suối, vì nước chảy làm xói mòn lớp đất để lộ ra những hóa thạch hoặc mảnh xương còn được lưu lại.

Glyptodonlà những sinh vật khổng lồ đã bị xóa sổ trong Kỷ Băng hà cách đây khoảng 10.000 năm. Chúng là tổ tiên của loài giáp xác hiện đại, có thể được tìm thấy trên khắp Nam Mỹ.

Nguoi dan ong tim thay chiec hang bi an, thu ben trong khien anh hoang hon-Hinh-2

Hình ảnh một cá thể Glyptodon được phục dựng (Ảnh: Daily Mail)

Trong quá khứ, những sinh vật này có kích thước lớn hơn nhiều, nặng gần bằng một chiếc ô tô nhỏ và được bao phủ bởi lớp giáp dày khoảng 5cm. Bộ giáp được làm bằng chất liệu xương tích tụ trên da tạo thành một lớp vỏ cứng rắn bảo vệ cơ thể.

Mỗi loài Glyptodon có một kiểu biểu bì và vỏ khác nhau khiến cho chúng tương đối dễ phân biệt. Mặc dù chúng có phần mai giống như rùa, chúng loài sinh vật này không thể rút đầu. Lớp "da bọc thép" của chúng đã tạo ra một chiếc "mũ xương" trên đỉnh hộp sọ để bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi.

Doedicurus - một loại Glyptodon - sở hữu một chiếc đuôi nhọn giống như chùy mà nó có thể dùng để tự vệ khỏi những kẻ săn mồi như chim ăn thịt lớn. Tuy nhiên, những "gã khổng lồ" này tương đối hiền lành và là động vật ăn cỏ.

Theo Thuy Anh/Báo Tổ quốc