Ngọn núi lửa lớn nhất Hệ Mặt Trời đang ở đâu?

Google News

Đỉnh Olympus trên Sao Hỏa là ngọn núi cao nhất được biết đến trong số tám hành tinh trong Hệ Mặt Trời, nó cao gấp 2,4 lần đỉnh Everest, và bạn buộc phải đứng bên ngoài không gian nếu muốn ngắm toàn cảnh ngọn núi này.

Đỉnh Olympus (Olympus Mons) trên Sao Hỏa cao hơn 21.171 mét so với mốc chuẩn của Sao Hỏa, tức là gấp khoảng 2,4 lần độ cao của đỉnh Everest (bao gồm cả độ dày của tuyết trên đỉnh - 8.848 mét so với mực nước biển). Tuy nhiên nếu tính từ chân núi đến đỉnh núi theo chiều thẳng đứng thì đỉnh Olympus sẽ cao tới 21.900 mét.
Ngon nui lua lon nhat He Mat Troi dang o dau?
Đỉnh Olympus, là một ngọn núi lửa hình khiên trên Sao Hỏa. Núi lửa hình khiên là một núi lửa lớn với bề mặt trên rộng và độ dốc thoải, giống như một chiếc khiên. Những ngọn núi lửa có hình dạng này cũng tồn tại với số lượng lớn trên Trái Đất, ví dụ như Đảo lớn Hawaii là một ngọn núi lửa hình khiên điển hình với diện tích 10.414 km vuông, độ cao khoảng 4.000 mét. 
 
Một số người nói chiều cao của nó có thể không đúng như vậy vì không có đại dương trên Sao Hỏa. Tuy nhiên, dù trên Sao Hỏa không có mực nước biển, nhưng mốc Sao Hỏa được đề cập ở đây cũng có ý nghĩa tương đương với mực nước biển trên Trái Đất. Ngoài ra, mốc này không phải là điểm thấp nhất trên bề mặt Sao Hỏa, ví dụ như vùng đồng bằng 1.000 km nằm ở phía tây bắc của Olympus Mons, nó có độ cao thấp hơn 5.000 mét khi so với mốc chuẩn của Sao Hỏa.
Nếu tính từ đồng bằng này làm điểm tham chiếu, chiều cao thẳng đứng của đỉnh Olympus sẽ lên tới 26 km.
Ngon nui lua lon nhat He Mat Troi dang o dau?-Hinh-2
Nếu hệ quy chiếu trắc địa (datum) của Sao Hỏa bằng với mực nước biển của Trái Đất chúng ta, thì chiều cao của đỉnh Olympus gần gấp 2,4 lần đỉnh Everest của Trái Đất! Miệng núi lửa của ngọn núi lửa hình khiên này bao gồm 6 hố sụp đổ chồng lên nhau, với chiều dài và chiều rộng là 80 x 60 km. 
 
Nơi sâu nhất dưới mực nước biển của Trái Đất là rãnh Mariana, nơi sâu nhất có độ sâu tới 11.000 mét, nhưng nó lại không đại diện cho độ sâu trung bình của toàn bộ đại dương. Độ sâu trung bình của các đại dương trên Trái Đất là khoảng 3.700 mét, nếu lấy độ sâu này làm mốc trắc địa của Trái Đất thì độ cao tuyệt đối của đỉnh Everest sẽ là 12.548 mét, từ đó có thể thấy nó vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh Olympus trên Sao Hỏa.
Olympus Mons nằm ở 18,65 độ vĩ Bắc và 226,2 độ kinh Đông trên Sao Hỏa. Chiều rộng của toàn bộ ngọn núi là khoảng 600 km, nghĩa là khoảng cách đường thẳng nằm ngang trung bình từ chân núi đến đỉnh núi có thể đạt tới 300 km. Do đó, đỉnh Olympus hoàn toàn không thể nhìn thấy từ chân núi, và nó chỉ có thể được nhìn thấy toàn bộ từ không gian.
Ngon nui lua lon nhat He Mat Troi dang o dau?-Hinh-3
 Cho đến nay, sự đồ sộ của đỉnh Olympus vẫn được coi là độc nhất vô nhị trong Hệ Mặt Trời, và chưa từng có hành tinh nào được tìm thấy có một ngọn núi lớn như vậy. Bởi vì kích thước khổng lồ của nó, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy hình ảnh đầy đủ của nó từ bề mặt Sao Hỏa.

Cho đến nay, sự đồ sộ của đỉnh Olympus vẫn được coi là độc nhất vô nhị trong Hệ Mặt Trời, và chưa từng có hành tinh nào được tìm thấy có một ngọn núi lớn như vậy. Bởi vì kích thước khổng lồ của nó, chúng ta sẽ không thể nhìn thấy hình ảnh đầy đủ của nó từ bề mặt Sao Hỏa.
Đỉnh Everest là đỉnh cao nhất của dãy Himalaya, độ cao trung bình của dãy Himalaya là 6.000 mét, được hình thành do sự va chạm và đùn đẩy của hai mảng lục địa lớn. Khác với đỉnh Olympus, sườn núi Everest rất dốc, sườn phía Bắc có độ dốc trung bình lên tới 45 độ, nhiều nơi còn là vách đá dựng đứng nên việc leo trèo khá khó khăn.
Đỉnh Olympus mặc dù có độ cao thẳng đứng lớn, nhưng nó lại không dốc đứng như đỉnh Everest, độ dốc của nó rất thoải, bởi vậy có thể nói rằng nếu leo lên đỉnh Olympus, chúng ta sẽ gặp ít khó khăn hơn khi so với việc leo lên đỉnh Everest.
Olympus Mons là một ngọn núi lửa và nó đã từng phun trào trong quá khứ, nhưng sau đó lõi của Sao Hỏa dần nguội đi, hiện tại nó chỉ là một ngọn núi lửa đã tắt, và đây cũng được coi là ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt Trời với diện tích khoảng 300.000 km vuông.
Olympus Mons là một núi lửa hình khiên và dạng núi lửa này cũng tồn tại trên Trái Đất. Mauna Loa (tiếng Hawaii: Mauna Kea) là một trong những núi lửa hình khiên lớn nhất trên Trái Đất. Ngoài ra, núi lửa Mauna Loa cũng là ngọn núi có độ cao chênh lệch từ chân núi đến đỉnh núi lớn nhất trên Trái Đất, tính từ chân núi ở độ cao 5.998 mét dưới mực nước biển Thái Bình Dương đến đỉnh thì ngọn núi ở độ cao 4.205 mét so với mực nước biển, chênh lệch độ cao giữa chân núi và đỉnh núi là 10.203 mét.
Núi được cấu tạo chủ yếu bằng đá do đó khả năng chịu áp lực của chúng là có hạn. Các nhà khoa học cho biết, môi trường trọng lực của Trái Đất đã đặt ra giới hạn cho độ cao của những ngọn núi, độ cao của núi trên Trái Đất sẽ không thể vượt quá 20.000 mét, thậm chí rất khó vượt qua 15.000 mét. Độ cao của đỉnh Everest từng vượt quá 10.000 mét, nhưng nó nhanh chóng bị hạ xuống.
Ngon nui lua lon nhat He Mat Troi dang o dau?-Hinh-4
 Sở dĩ trên Sao Hỏa có núi cao hơn Trái Đất là vì lực hấp dẫn của Sao Hỏa nhỏ hơn Trái Đất rất nhiều, thể tích của hành tinh này cũng chỉ bằng 1/7 Trái Đất và khối lượng của nó cũng chỉ bằng 1/11 Trái Đất.
 
Áp suất trên Sao Hỏa vốn dĩ rất thấp, chỉ bằng khoảng 0,75% áp suất khí quyển trên Trái Đất, và khi lên đến đỉnh Olympus, áp suất tại đó chỉ bằng 8% so với mức cơ bản của Sao Hỏa; trên đỉnh Everest, áp suất khí quyển là 33%. Do đó, có thể thấy rằng môi trường của đỉnh Olympus sẽ tồi tệ và khắc nghiệt hơn rất nhiều so với đỉnh Everest.
Khối lượng nhỏ và lực hấp dẫn nhỏ sẽ khiến cho giới hạn chiều cao của các ngọn núi lớn hơn. Trên thực tế, khối lượng của các hành tinh trong vũ trụ càng nhỏ thì hình dạng của chúng càng ít tròn và độ cao cực đại của các đỉnh trên bề mặt của chúng vượt xa độ cao của Trái Đất.
Theo Đức Khương/Phụ nữ việt nam