NASA phát triển “thuyền buồm vũ trụ” dùng năng lượng Mặt trời

Google News

NASA cho hay đã phát triển, thử nghiệm “thuyền buồm vũ trụ” chạy bằng năng lượng Mặt trời. Nhờ đó, nó có thể du hành mãi mãi trong không gian sâu.

Theo thông báo của NASA, cơ quan này đã phát triển và thử nghiệm một “thuyền buồm vũ trụ” để sử dụng áp suất bức xạ từ Mặt trời như một nguồn năng lượng không giới hạn cho các tàu vũ trụ. Đây là một bước tiến đáng kể trong công nghệ đẩy tàu vũ trụ, giúp tăng hiệu suất và giảm chi phí so với việc sử dụng động cơ tên lửa truyền thống.
Các chuyên gia của NASA giải thích, cánh buồm Mặt trời hoạt động tương tự như cách thuyền buồm di chuyển dựa vào gió. Tuy nhiên, thay vì dựa vào gió như khi di chuyển trên sông, hồ, biển..., cánh buồm Mặt trời sử dụng photon từ Mặt trời. Theo đó, nó biến tàu vũ trụ thành các “thuyền buồm vũ trụ” di chuyển giữa không gian. Các photon này khi va vào cánh buồm sẽ tạo ra một lực đẩy nhỏ nhưng liên tục qua đó giúp tàu vũ trụ duy trì và tăng tốc khi di chuyển trong không gian.
NASA phat trien “thuyen buom vu tru” dung nang luong Mat troi
 
Khái niệm cánh buồm mặt trời đã được các nhà khoa học đưa ra từ lâu. Nhà thiên văn học người Đức Johannes Kepler và Galileo Galilei đã đề xuất ý tưởng này từ những năm 1600. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 21, công nghệ này mới được phát triển và ứng dụng thực tế trong các sứ mệnh vũ trụ như Cosmos 1 và Ikaros.
Thông qua kế hoạch nghiên cứu và chế tạo cánh buồm mặt trời, NASA hướng tới mục tiêu khám phá và nghiên cứu các hành tinh xa xôi trong vũ trụ như sao Thủy. Một trong những sứ mệnh mới được NASA đề xuất mang tên Mercury Scout có thể sử dụng cánh buồm mặt trời để du hành đến sao Thủy và khám phá các khoáng sản, bề mặt, các miệng hố có dấu hiệu của nước.
Cánh buồm mặt trời có ưu điểm về hiệu suất và chi phí nên được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ tạo ra đột phá mới, mở ra cơ hội lớn cho việc khám phá vũ trụ, nghiên cứu các hành tinh trong hệ Mặt trời.

Mời độc giả xem video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24.


Tâm Anh (theo Sciencetimes)