1. Nguyệt thực toàn phần kết hợp siêu trăng vào ngày 31/1. Trăng tròn đêm 31/1 cũng đồng thời là siêu trăng, do đó, Mặt Trăng sẽ lớn hơn và sáng hơn so với bình thường. Hiện tượng thiên văn "song kiếm hợp bích" siêu kì diệu này chắc chắn sẽ khiến những người yêu thiên văn vô cùng phấn khích.
2. Các hành tinh thẳng hàng vào ngày 7-8/3. Các hành tinh bao gồm Sao Thổ, Sao Hỏa và Sao Mộc sẽ xếp thẳng hàng trên bầu trời phía đông nam.
3. Mặt Trăng giao hội Sao Kim ngày 15/7. Trăng lưỡi liềm sẽ xuất hiện gần sát Sao Kim trên bầu trời. Hai hành tinh sẽ nằm gần nhau trên bầu trời, chứ trên thực tế thì chúng vẫn cách nhau.
4. Nguyệt thực toàn phần lần 2 ngày 27/7. Hiện tượng bắt đầu lúc 15h30 (giờ miền đông), tức 3h30 sáng 28/7 theo giờ Việt Nam. Khi nguyệt thực toàn phần diễn ra, tia Mặt trời trước khi đến được Mặt trăng đã chiếu vào chóp bóng của Trái đất và bị khí quyển Trái đất khúc xạ.
5. Cũng trong ngày 27/7, sao Hỏa sẽ tỏa sáng nhất. Sao Hỏa sẽ lướt gần Mặt trăng và hiển thị rõ nhất trên bầu trời.
6. Nhật thực 1 phần ngày 11/8. Quan sát nhật thực một phần cần những dụng cụ bảo hộ mắt hoặc quan sát theo phương pháp gián tiếp để tránh hỏng mắt.
Mời quý độc giả xem video: những hình ảnh đẹp về mưa sao băng
7. Mưa sao băng Perseid diễn ra ngày 12-13/8. Mưa sao băng Anh Tiên (Perseid) là một trong những trận mưa sao băng đáng để chờ đợi, với tần suất lên đến 60 sao băng một giờ tại cực đỉnh.
8. Có khả năng sao chổi 46P/ Wirtanen sẽ đủ sáng trong tháng 12 để quan sát bằng mắt thường. Ngày 12/12, sao chổi băng giá sẽ tới gần Mặt Trời nhất và đi qua Chòm sao Kim ngưu. Bốn ngày sau, sao chổi sẽ tiến gần Trái Đất ở khoảng cách 11,5 triệu km trên đường ra khỏi Hệ Mặt Trời.
Lưu Thoa (theo National Geographic)