Theo Szocik, không có bất kỳ sự mô phỏng sống trên sao Hỏa ở Trái đất nào có thể chuẩn bị đủ cho những phi hành gia để họ đối mặt với những thách thức mà cuộc thám hiểm sao Hỏa có thể mang lại.
“Chúng ta không thể mô phỏng cũng như tái hiện được điều kiện khí hậu và vật lý giống hệt trên sao Hỏa, đặc biệt là bức xạ và trọng lực vô cùng lớn nơi đây. Từ đó, chúng ta không thể dự đoán được những ảnh hưởng về mặt sinh học và vật lý tới người sống trên sao Hỏa” – Szocik nói.
Trong nghiên cứu mới đưa ra, Szocik và đồng nghiệp đã bàn nhiều tới những thách thức về mặt văn hóa, chính trị và mang tính cá nhân mà những nhà thám hiểm Soa Hỏa có thể phải đối mặt và cuối cùng họ kết luận, con người không thể lên sao Hỏa được nếu không tạo ra những sự thay đổi trong cơ thể để có thể dễ dàng thích nghi với điều kiện khí hậu nơi đây.
|
Ảnh minh họa. |
“Ý kiến của tôi là con người và trí óc chỉ có thể thích nghi với cuộc sống trên trái đất. Vì thế, một vài thách thức về mặt tâm lý và vật lý trong chuyến đi và khi sống trên sao hỏa có thể khiến con người khó có thể sống sót sau nhiệm vụ này” – Szocik nói.
2 nhà du hành vũ trụ của NASA và của Nga Scott Kelly và Mikhail Kornienko đã từng sống trên trạm vũ trụ trong 1 năm mà không có quá nhiều ảnh hưởngvề mặt vật lý do sống lâu ngày trong không gian. Tuy vậy, dường như những khó khăn mà 2 nhà khoa học kia gặp phải chẳng thấm vào đâu so với chuyến di hành tới sao Hỏa dài ngày và không biết có ngày về trái đất không, bởi tới hiện giờ, về mặt kỹ thuật, việc trở về Trái đất là không tưởng.
Các nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng việc đưa các nhà du hành vũ trụ vào trạng thái ngủ mơ sẽ khiến chuyến hành trình trở nên dễ chịu hơn. Nhưng khi tới nơi, họ sẽ phải đối mặt với môi trường buộc họ phải nhờ tới sự hỗ trợ của cuộc sống nhân tạo - cho tới khi công nghệ trong tương lai có thể khiến khí hậu khô cằn, giá rét ở sao Hỏa trở nên dễ sống hơn.
Cho tới lúc đó, viễn cảnh tốt nhất để sống trên sao Hỏa là con người tiến hành chỉnh sửa, thay thế gene để tăng cơ hội sống sót trên hành tinh mà mình chưa từng đặt chân tới.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, ngoài vấn đề pháp lý, việc chỉnh gene cho con người có thể gây ra nhiều hệ lụy không lường trước được.
Theo Hiền Thảo /Báo Khoa Học