Ngày nay thật khó để nhìn thấy một ai đó lại không sử dụng điện thoại. Đặc biệt số người dùng điện thoại di động trên thế giới ngày càng gia tăng chóng mặt. Họ mang theo điện thoại và cầm nắm hầu như mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ngay cả trong nhà tắm hay trên giường ngủ. Thế nhưng để điện thoại như thế nào mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn?
Dưới đây các chuyên gia khuyên có 10 vị trí bạn tuyệt đối không nên để điện thoại nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh.
1. Túi quần sau
Điểm chắc chắn là bạn sẽ thấy rất thoải mái khi mang điện thoại ở túi sau. Tuy nhiên, việc chọn để điện thoại ở vị trí này, bạn có thể sẽ phải đối mặt với những vấn đề sau:
|
Ảnh minh họa. |
Các điện thoại có màn hình cảm ứng, và có thể chạm vào màn hình. Vì thế điện thoại rất dễ kích hoạt vào số khẩn cấp và thậm chí rằng bạn còn không biết tới điều đó. Các chuyên gia ước tính có tới 30% cuộc gọi tới 911 là tình cờ.
Không những thế, để điện thoại trong túi sau còn có thể gây đau dạ dày và chân cho bạn. Ngoài ra, nếu vô tình ngồi xuống và chưa bỏ điện thoại ra thì rất dễ làm vỡ điện thoại, hoặc có thể bị lấy trộm từ phía sau mà không hay biết.
2. Túi quần trước
Đàn ông thường không mang theo túi xách, vì thế thông thường họ hay nhét điện thoại vào túi quần trước. Nhưng để điện thoại ở đó sẽ có thể dẫn tới nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng các tia bức xạ điện từ của điện thoại sẽ ảnh hưởng bất lợi tới chất lượng và số lượng tinh trùng. Đàn ông để điện thoại càng lâu trong quần của mình thì rủi ro này càng cao.
3. Áo ngực
Hiện trong y học vẫn chưa có thông kê hay kết quả nghiên cứu cuối cùng xem sóng điện thoại có gây ra ung thư hay không. Nhưng theo các nhà khoa học, để điện thoại trong áo ngực làm tăng nguy cơ ung thư vú. Cho nên tốt hơn hết là đừng bao giờ để điện thoại ở đây.
4. Gần hông
Theo các nghiên cứu khoa học, mang điện thoại ở đùi gần ngay hông có thể gây tổn hại đến xương hông. Vì thế để bảo vệ xương của bạn thì tốt nhất nên đặt điện thoại ở trong túi.
5. Áp sát da
Không giữ điện thoại áp sát da. Khi bạn làm điều này thì các vi khuẩn từ màn hình và các nút điện thoại sẽ bò sang da mặt bạn và các tia bức xạ điện từ cũng trở nên gần hơn. Thế khi nói chuyện qua điện thoại thì phải làm như thế nào? Tốt hơn hết là hãy để điện thoại của bạn cách xa da của bạn từ 0.5-1.5 cm.
6. Cầm khi sạc
Bản thân sạc điện thoại không gây tổn hại đến sức khỏe bạn, trừ phi các sóng điện từ gần bạn. Nhưng tốt hơn hết là không để điện thoại sạc qua đêm và cầm điện thoại khi đang sạc. Việc sạc qua đêm có thể sẽ khiến tuổi thọ pin và hiệu suất pin bị giảm sút.
7. Những nơi có nhiệt độ lạnh
Nếu nhiệt độ lạnh ở ngoài trời và nhiệt độ giảm xuống 0 độ, thì hãy để ý tới điện thoại của bạn. Đừng để điện thoại quá lâu trên đường phố hay trên xe hơi.
Sự chênh lệch về điện thoại sẽ rất có hại cho các thiết bị điện thoại. Bởi khi mang điện thoại vào trong nơi ấm thì các khí lạnh sẽ ngưng tụ, điều này có thể dẫn tới các vấn đề đối với các chi tiết bên trong điện thoại. Nếu ra ngoài thường xuyên trong mua lạnh hãy nhớ mua theo một bao điện thoại để làm ấm điện thoại và cũng giảm được ảnh hưởng của sóng điện từ.
8. Những nơi nóng
Nhiệt độ cao cũng có hại với các thiết bị điện tử. Nếu trời nóng, thì cũng không nên bỏ điện thoại trong xe hơi hay trên bãi biển. Đồng thời tốt hơn hết cũng đừng để gần lò nướng. Đặt gần những nơi nóng không những gây hại cho điện thoại mà còn có thể tạo ra những đe dọa với sức khỏe của bạn.
9. Xe đẩy trẻ con
Các bà mẹ vội vã thường đặt luôn điện thoại ở trong xe đẩy của trẻ. Các nhà nghiên cứu cho biết, điều đó không an toàn. Bởi vì ảnh hưởng của điện thoại đối với trẻ nhỏ có thể làm gây rối loạn các hành vi như các chứng hiếu động thái quá và rối loạn sự tập trung.
10. Đặt dưới gối ngủ
Tuyệt đối không đặt điện thoại ở dưới gối ngủ. Vì nhiều nguy cơ có thể đe dọa đến sức khỏe của bạn.
Vào ban đêm, các tin nhắn và thông báo có thể thường xuyên tới, tạo cho màn hình sáng gây ảnh hưởng tới việc sản sinh chất melatonin, làm cho giấc ngủ không ngon. Hơn nữa, để trong một thời gian dài các sóng điện từ có thể dẫn tới đau đầu và chóng mặt.
Nguy hiểm hơn, có rất nhiều trường hợp điện thoại có thể phát nổ và bốc cháy. Nhất là khi lại đặt gối lên điện thoại thì nguy cơ này càng cao. Đặc biệt điện thoại khi sạc cần thoát hơi nhưng bị chặn gối lên sẽ không thoát được. Nên tốt nhất là hãy để điện thoại xa khỏi giường của bạn.
Theo Minh Trí/Dân Việt