Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Cell Reports, công nghệ mới có tên LIBRA-seq đã giúp đẩy nhanh việc phát hiện ra các kháng thể đơn dòng có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2. Nó cũng cho phép các nhà nghiên cứu sàng lọc các kháng thể chống lại các loại virus khác đã hoặc chưa từng gây bệnh cho người có khả năng gây bệnh cao ở hiện tại hay ở tương lai.
Ivelin Georgiev, Tiến sĩ, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Vanderbilt về Vi sinh và Miễn dịch học, đồng thời là phó giám đốc của Viện Kiểm soát Nhiễm trùng, Miễn dịch và Phòng chống Viêm Vanderbilt cho biết: “Đây là một cách để chủ động xây dựng một kho phương pháp trị liệu tiềm năng mới”.
|
Kháng thể “cực mạnh” chống lại các biến thể COVID-19 được phân lập tại Trung tâm Y tế trường Đại học Vanderbilt. Ảnh: @ Đại học Vanderbilt. |
Georgiev còn cho biết: “Các mầm bệnh tiếp tục phát triển và về cơ bản chúng tôi đang chạy đua trong cuộc đua bệnh tật, đại dịch đang biến chủng tăng tốc”.
Ông nói: “Cần có một cách tiếp cận chủ động hơn để dự đoán các đợt bùng phát trong tương lai, trước khi chúng xảy ra để ngăn chặn sự lặp lại từ kịch bản COVID-19”.
Trong báo cáo của mình, Georgiev và các đồng nghiệp mô tả việc phân lập một kháng thể đơn dòng từ một bệnh nhân đã khỏi bệnh sau COVID-19 “cho thấy khả năng trung hòa mạnh” chống lại virus SARS-CoV-2 của kháng thể này. Nó cũng có hiệu quả chống lại các biến thể của virus như Delta đang làm chậm nỗ lực kiểm soát đại dịch của toàn cầu.
Theo nhóm nghiên cứu, công nghệ LIBRA-seq là viết tắt của Linking B-cell Receptor with Antigen Specificity, thực chất là một công nghệ thông qua việc giải trình tự gen. Từ đó tiến lập bản đồ trình tự di truyền của các kháng thể và đặc điểm nhận dạng của các kháng nguyên virus cụ thể, các dấu hiệu protein virus mà các kháng thể nhận ra và tấn công. Mục đích là để tìm ra một cách nhanh hơn để xác định các kháng thể đơn dòng cừ khôi khi virus tấn công vào cơ thể.
|
.Ivelin Georgiev, Tiến sĩ, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Vanderbilt về Vi sinh và Miễn dịch học, đồng thời là phó giám đốc của Viện Y tế Kiểm soát Nhiễm trùng, Miễn dịch và Phòng chống Viêm Vanderbilt. Ảnh: @ Đại học Vanderbilt. |
Nói về tính cấp thiết của công nghệ này, Georgiev nhận định: “Chúng tôi cần tiếp tục nâng cấp phổ quát công nghệ này, và tiến hành cho thử nghiệm lâm sàng rộng rãi ở quy mô số lượng bệnh nhân khỏi Covid-19 nhiều hơn để có được cứ liệu chuẩn xác nhất, sau đó sớm đưa vào ứng dụng thực tế trong y học hiện đại".
"Điều này cần thiết và nhanh chóng vì nếu chúng ta chần chừ (nói cách khác cho vi rút đủ thời gian), nó sẽ có rất nhiều biến thể khác phát sinh, một hoặc nhiều trong số đó có thể né tránh các loại vắc xin hiện tại và thậm chí còn tồi tệ hơn cả biến thể Delta".
Huỳnh Dũng (Theo Scitechdaily)