Miếng dán in 3D truyền vắc xin không cần tiêm: Hiệu quả vượt trội?

Google News

Các nhà khoa học đến từ Đại học Stanford và Đại học North Carolina vừa phát triển miếng dán vắc xin microneedle vượt trội hơn so với kim tiêm để tăng cường miễn dịch.
 

Theo nhóm chuyên gia, bí quyết là dán trực tiếp miếng dán vắc xin lên da, trong miếng dán này chứa đầy các tế bào miễn dịch trong hỗn hợp dung dịch vắc xin đã được điều chế và tích hợp hòa tan một cách khoa học, mang lại khả năng thẩm thấu và phát huy tác dụng cao nhất.
Để chứng minh được hiệu quả của công trình này, nhóm chuyên gia đã tiến hành cho thử nghiệm trên cơ thể động vật. Kết quả thăm dò cho thấy, phản ứng miễn dịch thu được từ miếng dán vắc xin này mang lại cao hơn gấp 10 lần so với hình thức tiêm vắc xin bằng kim tiêm thông thường.
Đây được coi là một bước đột phá là trong việc dùng miếng dán chất liệu microneedles được in 3D có kích cỡ và độ thẩm thấu vào da cho ra hiệu quả tối đa để truyền tải vắc xin.
Mieng dan in 3D truyen vac xin khong can tiem: Hieu qua vuot troi?
 Một sản phẩm miếng dán vắc xin in 3D cung cấp vắc xin mà không cần tiêm đang được đánh giá là vượt trội hơn so với kim tiêm thông thường trong việc tăng cường miễn dịch. Ảnh: CTVNEWS.CA. 
“Khi phát triển công nghệ này, chúng tôi hy vọng sẽ đặt nền tảng cho sự phát triển vắc xin toàn cầu nhanh hơn nữa, với liều lượng thấp hơn, theo cách không gây đau đớn và không gây lo lắng, đặc biệt là ở những người lớn tuổi hay trẻ nhỏ”, tác giả nghiên cứu chính của công trình này, ông Joseph M. DeSimons cũng vừa là giáo sư về y học tại Đại học Stanford cho biết trong một tuyên bố.
Sự tiện lợi, dễ dàng và hiệu quả của miếng dán vắc xin này tạo tiền đề cho một phương pháp mới để cung cấp vắc xin không đau, ít xâm lấn hơn so với tiêm bằng kim và có thể tự sử dụng.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, miếng dán vắc xin đã tạo ra một phản ứng kháng thể đặc hiệu với tế bào T và kháng nguyên đáng kể, cao hơn 10 lần so với một mũi được tiêm dưới da.
Trong khi các miếng dán microneedle đã từng được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua, nhưng công trình của Carolina và Stanford đã vượt qua một số thách thức trong quá khứ: thông qua công nghệ in 3D, các miếng dán microneedle có thể dễ dàng tùy chỉnh để phát triển tích hợp vắc xin cúm, sởi, viêm gan hoặc cả dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, đại dịch COVID-19 là một lời nhắc nhở rõ ràng về sự khác biệt của việc tiêm chủng kịp thời. Nhưng việc chủng ngừa thường yêu cầu đến phòng khám hoặc bệnh viện. Tại đó, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe lấy vắc xin từ tủ lạnh hoặc tủ đông, cho vào ống tiêm với công thức vắc xin dạng lỏng và tiêm vào cánh tay.
Mặc dù quy trình này có vẻ đơn giản, nhưng có những vấn đề có thể cản trở việc tiêm chủng hàng loạt - từ việc bảo quản lạnh vắc xin đến việc cần các chuyên gia được đào tạo để có thể tiêm phòng an toàn.
Trong khi đó, các miếng dán microneedles bọc vắc xin hòa tan vào da có thể được vận chuyển đến mọi nơi trên thế giới mà không cần xử lý đặc biệt và mọi người có thể tự dán miếng dán này. Hơn nữa, việc dễ dàng sử dụng miếng dán vắc xin có thể dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng cao hơn bao giờ hết.
Shaomin Tian, nhà nghiên cứu tại Khoa Vi sinh và Miễn dịch học thuộc Trường Đại học North Carolina khẳng định nhóm sẽ tiếp tục nâng cấp miếng dán công nghệ này để sớm đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người. Mục tiêu của nhóm mong muốn sẽ đưa miếng dán microneedles bọc vắc xin hòa tan vào da này đi vào thương mại, được phổ biến sớm trên toàn cầu trong thời gian tới.
 

Mời quý độc giả xem video: Những ai được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam. Nguồn: Alobacsi.vn.


 

Huỳnh Dũng (Theo Scitechdaily)