Theo nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Ecology and Evolution, mỏ hóa thạch quý giá có niên đại khoảng 462 triệu tuổi, chứa những phần tàn tích không tưởng của động vật thân mềm kỷ Ordovic, những sinh vật tuyệt chủng rất khác biệt với bất cứ kỳ chúng ta có thể thấy trong hiện tại.
Ảnh đồ họa mô tả các quái vật thân mềm kỷ Ordovic - Ảnh: Nature Ecology & Evolution
Nhóm nghiên cứu đã phục hồi được tận 170 loài từ địa điểm này, hầu hết là các loài mới đối với khoa học.
Chúng bao gồm những sinh vật tồn đọng từ cuối kỷ Cambri trước đó, bao gồm những "kỳ quan tiến hóa" như loài được gọi là "opabiniids mũi vòi" và những loài tổ tiên của hàu, tôm, cùng một loài côn trùng 6 chân chưa xác định được là liên quan đến những loài nào.
Nhiều mẫu vật bảo tồn cả mắt và não của động vật chân đốt, hệ tiêu hóa của bọ ba thùy, các con giun và bọt biển gần như nguyên vẹn.
Kho báu cổ sinh vật học vĩ đại, có thể bắt đầu cho hàng loạt nghiên cứu có giá trị lớn, được phát hiện một cách hết sức hy hữu.
Theo Live Science, trong những ngày bị phong tỏa do đại dịch COVID-19 năm 2020, nhà nghiên cứu danh dự tại Amgueddfa Cymru (Bảo tàng xứ Wales - Anh) Joseph Botting và đồng tác giả Lucy Muir đã thử đào bới tại một mỏ đá nhỏ trong cánh đồng gần nhà, và phát hiện ra mỏ hóa thạch vĩ đại nói trên.
Cặp đôi đã dành 100 ngày khai quật cùng nhiều công đoạn nghiên cứu công phu trước khi công bố phát hiện.
Theo Người Lao Động