Ngựa là một trong số những loài động vật gần gũi với con người. Con người bắt đầu thuần dưỡng ngựa vào khoảng 4000 – 4500 TCN, người ta tin rằng ngựa đã được nuôi phổ biến ở châu Âu vào khoảng 3000 TCN – 2000 TCN. Ngựa chiến được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh, nhất là chiến tranh thời cổ. Một con ngựa của thời xưa có giá trị chẳng thua gì một chiếc xe ngày nay. Dù không còn xa lạ gì với con người, nhưng ngựa vẫn gây nhiều tò mò, đặc biệt là chuyện chúng luôn luôn ngủ đứng.
Ảnh minh hoạ.
Trên thực tế, nếu quan sát bạn sẽ thấy, bất kể ngày hay đêm, lạnh hay nóng, ngựa luôn luôn ngủ đứng. Việc này bắt nguồn từ thói quen xa xưa của tổ tiên loài ngựa. Trước khi được thuần hóa, chúng sống rất hiền lành trong môi trường hoang dã. Để không bị biến thành thức ăn của kẻ thù, ngựa phát triển thành một loài chạy rất nhanh. Muốn chạy trốn được bất cứ lúc nào, ngựa đành ngủ đứng. Lâu dần nó trở thành thói quen truyền đời của ngựa. Có thể nói, ngựa là loài sống rất cảnh giác, luôn trong tư thế có thể chạy bất cứ lúc nào.
Dù ngủ đứng nhưng kỳ lạ nữa là ngựa không bao giờ ngã khi ngủ. Lý do được các nhà khoa học chỉ ra là nhờ cấu trúc cơ thể ngựa rất đặc biệt. Khi ngủ chúng dồn trọng lượng cơ thể vào hai chân trước và một chân sau, chân còn lại được thư giãn. Hai chân trước của ngựa có thể hỗ trợ chúng nâng đỡ toàn bộ cơ thể, không bị ngã dù đã ngủ.
Ngoài ra, vì chạy nhanh nên nhịp tim của ngựa cũng đập rất nhanh, đồng thời tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc ngủ đứng giúp ngựa có thể giảm bớt gánh nặng cho tim, đỡ gây áp lực lên cơ quan nội tạng của chúng.
Khả năng đứng của ngựa sẽ khiến tất cả phải bất ngờ. Một con ngựa con khi chào đời có khả năng đứng và chạy chỉ sau thời gian ngắn. Cả cuộc đời một con ngựa, chúng chỉ nằm xuống khi nào cảm thấy an toàn mà thôi, còn không dù ngủ hay làm gì chúng cũng sẽ đứng để sẵn sàng chạy.
Theo PV/sohuutritue.net.vn