|
Một góc độ khác của cực quang trên bầu trời đêm Michigan vừa qua - ảnh: Isasc JC Diener |
Khi rơi vào khí quyển, các electron vũ trụ truyền năng lượng cho các phân tử oxy và ni-tơ trong không khí, kích thích hạt nhân các phân tử này và tạo ra các vụ nổ năng lượng nhỏ. Vô số những vụ nổ năng lượng này hợp thành cực quang kỳ ảo và nhiều màu sắc.
Người dân Michigan cho biết đây không phải là lần đầu tiên cực quang xuất hiện. Vị trí địa lý, khí hậu, môi trường nơi đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều hiện tượng tự nhiên kỳ thú.
Một số ảnh khác xuất hiện trên mạng xã hội:
|
Một ngọn hải đăng của Ngũ Đại Hồ soi sáng dưới bầu trời rực rỡ "hào quang phương Bắc" |
Mùa đông năm ngoái, Michigan cũng từng thu hút hàng loạt khách thập phương bởi những tảng băng màu xanh lơ kỳ lạ dồn về phía eo Mackinac, phủ kín khu vực chân cầu Mackinac và dồn thành đống bên bờ hồ.
|
Cầu Mackinac giữa hồ băng xanh lơ - loại "siêu băng" cực dày và đặc tạo ra bởi nhiệt độ -40 độ C - ảnh: Jen Cole |
Eo Mackinac là eo nước ngọt nối giữa hai trong số Ngũ Đại Hồ nổi tiếng ở Mỹ - Canada, đó là hồ Michigan và hồ Huron. Cầu Mackinac với tổng chiều dài 8.038 m nối liền hai vùng Thượng Penisulas và Hạ Penisulas ở Michigan, được xây ở khu vực hẹp nhất của eo Mackinac.
Cầu Mackinac giữa hồ băng xanh lơ - loại "siêu băng" cực dày và đặc tạo ra bởi nhiệt độ -40 độ C - ảnh: Jen Cole
Cầu Mackinac giữa hồ băng xanh lơ - loại "siêu băng" cực dày và đặc tạo ra bởi nhiệt độ -40 độ C - ảnh: Jen Cole
Theo Người Lao Động