Sau khi siêu bão Yagi đổ bộ qua các tỉnh, thành phố phía Bắc nước ta như Hải Phòng, Quảng Ninh và Thủ đô Hà Nội thì câu chuyện dọn dẹp và khắc phục sau bão mới là thứ mọi người quan tâm. Có thể thể thấy nhiều cây xanh ngổn ngang khắp đường phố, không chỉ những cây nhỏ mà những cây lâu năm, cổ thụ cũng không thể chống chọi lại gió lốc.
Thế nhưng mặc cho những loại cây khác như phượng, sấu, sữa, cổ thụ bị quật ngã, có một loại cây vẫn kiên cường đến kỳ lạ trước siêu bão. Đó chính là cây cau, một loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam, thân cau mỏng manh và có tán lá xòe rộng cao gần 20 mét. Có nhiều yếu tố khiến cho cau không dễ bị đánh bật như khí động lực học, ứng suất mặt cắt… Thế nhưng để nói dễ hiểu hơn thì cau không phải là cây thân gỗ.
Ảnh minh họa
Cây cau có tên khoa học là Areca catechu và thuộc chi Areca, họ Arecaceae bao gồm hơn 2500 loài đã xuất hiện cách đây 100 triệu năm từ thời kỳ Phấn trắng. Cau có họ hàng gần với cỏ và lúa nên bạn có thể thấy cỏ và lúa bị rạp chứ không bị bật gốc hay gãy như những loại cây khác trong gió lớn.
Nếu chặt đôi thân cây cau bạn sẽ hiểu chi tiết hơn về chúng, không thể tìm thấy các vòng gỗ nhưng những thân cây gỗ thông thường. Thay vào đó ruột của chúng được cấu tạo từ tập hợp các sợi mảnh, xốp và cứng và được bao bọc trong lớp mô mềm dẻo nằm rải rác, chúng có độ đàn hồi cao nên không dễ gì bị gãy.
Vì không được làm từ gỗ cứng và to ra theo chiều ngang, ứng suất cắt qua thân của một cây cau khi gió giật sẽ không lớn, khiến cau ít có khả năng bị gãy. Thêm vào đó, các mô đàn hồi của cau đem đến sự dẻo dai cho nó. Dù thân cây có bị nghiêng ngả trong gió, nó cũng có thể khôi phục trở lại vị trí ban đầu.
Nhìn thân cây cau có thể dễ dàng nhận ra chúng sinh trưởng theo chiều dọc và không có cành. Chính việc không có cành sẽ đem lại lợi thế cho chúng trong gió bạo, lực cản gió thấp. Ngoài ra bộ rễ của chúng cũng mọc lan tỏa vào các tầng đất và rễ chùm bám chặt vào đất, phình to ra thành phần gốc nặng hơn, giúp cân bằng với phần thân trên.
Theo Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo