Loài cá nhỏ nhưng "dị" đến cá ăn thịt người cũng kiêng dè

Google News

(Kiến Thức) - Cá lau kính có năng lực thích ứng cực mạnh, dù ở bất cứ hoàn cảnh tồi tệ nào cũng có thể sinh sống. Thậm chí, rời khỏi nước hàng chục phút, cá lau kính cũng không chết.

Khi nói đến cá lau kính hay cá dọn rác, cá dọn bể mọi người hẳn là không xa lạ gì. Thông thường mọi người sẽ thấy cá lau kính trong các bể cá lớn hoặc trong các hồ cá. Chúng ăn cỏ, ăn rêu hoặc ăn phân của những loài cá khác, có thể nói cá lau kính là những công nhân vệ sinh môi trường tận tụy. Thế nhưng, ít ai biết đến những khả năng khác biệt của loài cá này.
Theo thông tin đăng tải, cá lau kính có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ, được đưa đến các nước nhau trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á từ vài chục năm trước để dọn dẹp bể cá, hồ cá.
Cá lau kính có năng lực thích ứng cực mạnh, dù ở bất cứ hoàn cảnh tồi tệ nào cũng có thể sinh sống. Thậm chí, rời khỏi nước hàng chục phút, cá lau kính cũng không chết.
Loai ca nho nhung
 
Là một loài ngoại lai, cá lau kính gần như không có đối thủ, kẻ thù tự nhiên. Chúng sinh sản cực mạnh ở các con sông, gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn.
Cá lau kính ở độ tuổi trưởng thành ngoại trừ ăn tảo, ăn rêu còn ăn cả trứng của các loài cá khác, đe dọa sự sống sót của những loài cá bản địa, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hệ sinh thái.

Mời quý vị xem video: Vì sao loài cá này được bán giá tới 18 USD/con?

Trước đây, nếu các loài cá ngoại lai tràn lan, gây ra tình trạng xấu, chúng sẽ bị bắt để biến thành các món ăn mới lạ. Thế nhưng da của cá lau kính quá dày, lại lắm gai góc, ít thịt, mùi vị cũng quá tanh tưởi bởi chúng thường ăn những thư ô uế. Vì quá nhiều lý do, đa mọi mọi người đều không muốn ăn thịt cá lau kính.
Một số người, do cực đoan đã ném cá lau kính vào nơi cá piranha, loài cá được mệnh danh là sói nước, hy vọng cá piranha sẽ xé xác loài cá lau kính này. Đáng ngạc nhiên, khi gặp cá lau kính, cá piranha cũng né ra, không muốn săn giết, động chạm.
Theo tìm hiểu, hiện tại, ở Việt Nam, loài cá lau kính này cũng đã trở thành một loài xâm lấn tiêu biểu.
Kiều Dụ (Theo CNT)