Việc tìm thấy lăng mộ cổ xảy ra vào tháng 5 năm 1988, tại thôn Thành Tử, thị trấn Cự Nguyên thuộc thành phố Cáp Nhĩ Tân tình cờ đào được một phiến đá bên trên có khắc hoa văn.
Linh cảm rằng trong lòng đất có một "thứ gì đó" nên ông lập tức chạy về làng báo tin. Ngay sáng hôm sau, một đoàn khảo cổ đã có mặt tại hiện trường để tiến hành khai quật.
Sau khi nhận được tin báo, nhóm khảo cổ đã lập tức tiến hành khai quật lăng mộ cổ. (Ảnh: Kknews)
Ban đầu đoàn khảo cổ cho rằng bên dưới chỉ là ngôi mộ cổ thông thường, nhưng sau đó họ nhận thấy quy mô của nó vô cùng cao cấp nên đã quyết định dừng công việc và chờ các chuyên gia của tỉnh. Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia, nhóm khảo cổ đã xác định được đây là lăng mộ cổ quý hiếm của quý tộc thời nhà Kim.
Chính giữa lăng mộ cổ là một
quan tài bằng đá do 10 phiến đá tạo thành. Các khoảng trống của
quan tài được bịt kín bằng đất sét trắng. Bên trong quan tài đá lại là một quan tài bằng gỗ. Trên các cạnh và góc của nó được trang trí bằng các mảnh bạc có chạm trổ hoa văn như ý.
Thi hài của Hoàn Nhan Yến và phu nhân được tìm thấy bên trong lăng mộ cổ. (Ảnh: Kknews)
Bên trên nắp quan tài gỗ là một con dấu bằng bạc. Sau khi mở nắp quan tài, các nhà khảo cổ đã tìm thấy thi hài của các chủ nhân. Thậm chí họ còn thấy được râu của nam chủ nhân. Trên thắt lưng của nam chủ nhân có đeo một con dao ngắn cán bằng ngọc, trong lòng bàn tay là những miếng vàng, trên người mặc tới 17 bộ quần áo.
Về phía nữ chủ nhân của lăng mộ, đầu và mặt của bà đều được quấn bằng những mảnh lụa vàng. Nữ chủ nhân mặc tới 9 lớp quần áo. Phía trên đầu của các vị chủ nhân là những tấm bài vị có ghi dòng chữ "Thái uy nghi đồng tam ti sự Tề quốc vương".
Con dấu bằng bạc được gắn bên trên quan tài. (Ảnh: Kknews)
Từ dòng chữ trên bài vị, các chuyên gia đã xác định được danh tính của chủ nhân lăng mộ là Hoàn Nhan Yến và phu nhân.
Trong cuốn "Lịch sử vàng" có ghi chép lại rằng, nước Tề là một quốc gia chư hầu của nhà Chu từ thời kì Xuân Thu đến tận thời kỳ Tần Thủy Hoàng. Hoàn Nhan Yến là thái úy của nước Tề. Ông là người được Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả vô cùng tin tưởng.
Các di vật văn hóa được tìm thấy bên trong quan tài đều là những đồ chế tác tinh xảo và được bảo quản vô cùng tốt. Các bộ quần áo mà các chủ nhân mặc đều được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như lụa, tơ tằm, gấm, sợi… Chỉ may quần áo đều được làm từ vàng. Hoa văn trên trang phục cũng vô cùng phong phú, gồm hình rồng, chim hạc, uyên ương, chuồn chuồn…
Hoa văn bằng chỉ vàng trên trang phục của thái úy và phu nhân. (Ảnh: Kknews)
Bên cạnh đó, các chuyên gia còn tìm được một số lượng lớn đồ trang sức bằng ngọc bích, mã não, vàng, bạc. Tất cả chúng đều là những đồ trang sức cao cấp của thời bấy giờ. Trong số đó, chiếc tràng hoa đính cườm của nữ chủ nhân lăng mộ cổ đã được công nhận là bảo vật quốc gia.
Sau phát hiện tình cờ của lão nông, các chuyên gia khảo cổ đã gửi lời cảm ơn và trọng thưởng cho lão nông nọ.
Theo Báo Tổ quốc