Bản đồ vũ trụ mang hình dạng như một luồng ánh sáng, bên trong chứa một bức tranh về vũ trụ động, với phần lớn các vật thể cách Trái Đất hàng tỉ năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học cho biết dữ liệu này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc mới về một loạt các tín hiệu có thể nhận thấy từ Trái Đất từ các hành tinh, thiên hà, lỗ đen quái vật... và vô số dạng vật thể thiên văn kỳ ảo khác.
Bản đồ vũ trụ kỳ ảo vừa được công bố - Ảnh: LOFAR
Bản đồ là một tập hợp các tín hiệu vô tuyến được ghi nhận từ nhiều địa điểm nằm rải rác khắp châu Âu. Theo Daily Mail, bản đồ đã hoàn thành được 27% bầu trời.
LOFAR là một hệ thống quan sát tối tân dùng để thu thập các tín hiệu vô tuyến, đặc biệt là bức xạ cổ đại được tạo ra từ các vật thể thiên văn cách chúng ta hàng triệu, hàng tỉ năm ánh sáng.
Tàn tích siêu tân tinh Cynus - Ảnh: LOFAR
LOFAR được phóng lần đầu tiên vào năm 2010 tại Anh, Hà Lan, Đức, Pháp, Thụy Điển và Ba Lan. Hàng loạt ăng-ten hoạt động ở tần số FM thấp nhất được lắp đặt khắp châu Âu để truy cập từ Trái Đất.
Cụm Coma cách Trái Đất 300 triệu năm ánh sáng gồm 1.000 thiên hà - Ảnh: LOFAR
Để tạo ra bản đồ, nhóm vận hành LOFAR từ nhiều viện, trường trên khắp châu Âu đã triển khai một loạt thuật toán xử lý dữ liệu hiện đại trên các máy tính hiệu suất cao khắp châu Âu, với tổng dữ liệu lên đến 3.500 giờ quan sát.
Trong số các vật thể được công bố trong bản đồ lần này, có khoảng 1 triệu vật thể chưa từng được ghi nhận trước đây.
Theo Anh Thư/Người Lao động