Kinh ngạc ngôi sao cực nhẹ, lớn hơn Mặt trời 2.000 lần

Google News

(Kiến Thức) - Ngôi sao kỳ lạ UY Scuti có mật độ phân tử khí là 7×10⁻⁶ kg/m³, tức kém đặc hơn một tỷ lần so với nước, nhưng có kích thước khổng lồ và trọng lượng gấp 20 - 40 lần Mặt trời.

Ngôi sao cực nhẹ, nhưng lại lớn hơn Mặt trời gần 2000 lần này nằm cách Trái Đất tầm 9.500 năm ánh sáng. Ánh sáng phải mất 6 tiếng 55 phút để chuyển động quanh ngôi sao UY Scuti.
Ngôi sao kỳ lạ này được miêu tả như một thiên thể khổng lồ màu đỏ rực trong chòm sao Scutum, có thành phần bao gồm hydro, heli và các nguyên tố nặng hơn thành phần hóa học của Mặt Trời. Đường kính của UY Scuti là gần 1,2 tỷ km, chiều dài chu vi là 7,5 tỷ km.
Ngôi sao UY Scuti có mật độ phân tử khí là 7×10⁻⁶ kg/m³, tức kém đặc hơn một tỷ lần so với nước. Nói theo cách khác, nếu có thể đặt trong một bể nước đủ lớn, hành tinh này sẽ nổi lên.
Kinh ngac ngoi sao cuc nhe, lon hon Mat troi 2.000 lan
 
UY Scuti sở hữu kích thước lớn nhất vũ trụ nhưng không đứng đầu về khối lượng. Nhà vô địch xét theo khối lượng trong vũ trụ là ngôi sao R136a1, nằm trong Đám mây Magellan lớn, cách Trái Đất 165.000 năm ánh sáng.
R136a1 cũng có khí quyển gồm hydro, heli và các nguyên tố nặng hơn. Bán kính của nó lớn gấp 35 lần Mặt Trời nhưng có khối lượng nhiều hơn gấp 265 lần.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Theo nghiên cứu, ngôi sao UY Scuti là một ngôi sao đang chết, nhiên liệu hydro đã cạn kiệt và lớp vỏ ngoài ngôi sao nở ra ngày một mãnh liệt, trong khi lực hấp dẫn lại nén mạnh vật chất vào lõi ngôi sao.
Theo dự đoán của các nhà khoa học, ngôi sao UY Scuti có thể sẽ trở thành một siêu tân tinh vào năm 2900.
Lưu Thoa (theo Epoch Times)