Mặc dù không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc bị vướng vào tấm lưới đánh bắt nhưng cột sống con cá voi lại bị biến dạng nghiêm trọng.
Đội cứu hộ tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Dân sự cũng nhanh chóng được cử đến để hỗ trợ. Không may vì kích thước khổng lồ (dài khoảng 17m, nặng 40 tấn) và đang ở ngoài biển khơi, nhóm nghiên cứu không thể đặt bất kỳ thiết bị theo dõi từ xa nào để đánh giá chính xác tình trạng của con cá voi.
Con cá voi vây với sống lưng bị vẹo đang cố gắng bơi ra khỏi bờ biển Tây Ban Nha.
Sau vài giờ, con cá voi di chuyển ra khỏi bờ biển và biến mất vào Địa Trung Hải. Tuy nhiên, nhóm các nhà nghiên cứu của Oceanogràfic Valencia cho rằng do tình trạng cột sống dẫn đến việc bơi trở nên khó khăn, con cá voi có khả năng sẽ xuất hiện trở lại dọc theo bờ biển trong những ngày tới. Vì vậy, họ đã khuyến khích mọi người chú ý và báo cáo ngay khi bắt gặp nó.
Cá voi vây là một loài cá voi tấm sừng hàm, có nghĩa là thay vì có răng, chúng lọc thức ăn từ nước thông qua các tấm tấm sừng. Loài cá voi này được tìm thấy trên khắp các đại dương trên thế giới và được đặt tên theo chiếc vây nổi bật ở phía sau lưng.
Cá voi thường không mắc phải chứng vẹo cột sống một cách tự phát; nếu có trường hợp vẹo cột sống được phát hiện thì đó là do bị thương, thường là sau một vụ va chạm tàu.
Nhưng phát hiện đó tạo cơ hội hiếm có để các nhà nghiên cứu kiểm tra tình trạng cơ thể của con vật và tiến hành nắn chỉnh lại.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hình ảnh cột sống cá voi bị vẹo cũng tương đồng với hình ảnh 3D các biến thể vẹo cột sống của con người. Tuy nhiên, con người có cấu trúc xương sống khác với các loài động vật khác, vậy nên nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận rằng rằng sự khác biệt về cơ chế sinh học này có thể giải thích tại sao con người mắc chứng vẹo cột sống mà không có nguyên nhân rõ ràng.
Theo Yến Linh/Giáo dục thời đại