Ngôi sao lùn đỏ (còn được gọi là AU Microscopii, hay AU Mic) nằm ngoài hệ mặt trời của chúng, cách Trái đất 32 năm ánh sáng (được coi là tương đối gần về thiên văn học). Ngôi sao này được coi là "mặt trời" trong hệ hành tinh của nó.
Ngôi sao này chưa đến 100 triệu năm tuổi, thuộc một trong những hệ hành tinh trẻ nhất từng được quan sát. Nếu so với Mặt trời 4,6 tỷ năm tuổi của chúng ta, ngôi sao này rất trẻ.
Hình ảnh kính viễn vọng vũ trụ Hubbe ghi được cho thấy, độ sáng của ngôi sao lùn đỏ giảm nhẹ do bầu khí quyển màu xanh của hành tinh quay trước nó văng ra xa ngoài vũ trụ.
Bức xạ từ "mặt trời" AU Mic khiến cho bầu khí quyển hành tinh AU Mic b quay quanh nó văng ra xa (bầu khí quyển màu xanh như trong hình). Đây là hệ hành tinh trẻ cách Trái đất của chúng ta 32 năm ánh sáng. Sao lùn đỏ AU Mic ("mặt trời" của hệ hành tinh này) 100 triệu năm tuổi, trẻ hơn rất nhiều so với Mặt trời 4,6 tỷ năm của chúng ta.
Hệ hành tinh này từng được kính viễn vọng Spitzer của NASA phát hiện và Vệ tinh khảo sát hành tinh ngoài vũ trụ tiếp tục theo dõi vào năm 2020.
Khi kính viễn vọng vũ trụ Hubble quan sát quỹ đạo của hành tinh mất 8,46 ngày, mọi thứ dường như rất bình thường.
Một năm rưỡi sau đó, các nhà thiên văn học đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng hành tinh gần ngôi sao lùn đỏ AU Mic nhất (được đặt tên là AU Mic b) đang chịu bức xạ từ "mặt trời" của nó tới mức bầu khí quyển hydro của nó bị bốc hơi.
Sao lùn đỏ là loại sao phổ biến nhất trong dải ngân hà, thường có các hành tinh quay xung quanh giống như hệ mặt trời của chúng ta. Những ngôi sao này nhỏ hơn và mát hơn Mặt trời của chúng ta, tuy nhiên lại phát ra những tia sáng mạnh hơn và trong thời gian dài hơn so với các ngôi sao giống mặt trời khác.
Những tia bức xạ từ "mặt trời" AU Mic tác động tới hành tinh AU Mic b cách nó 6 triệu dặm (tương đương 1/10 khoảng cách từ Mặt trời tới sao Thủy trong hệ mặt trời của chúng ta).
Khi bề mặt của AU Mic b bị nổ do bức xạ từ "mặt trời", bầu khí quyển của nó nóng tới mức thoát khỏi lực hấp dẫn và bay vào không gian.
Hiện tại, các nhà thiên văn học đang tìm hiểu xem liệu ở các hệ hành tinh giống như hệ mặt trời của chúng ta, có tồn tại sự sống hay không.
Theo LiLy/SK&ĐS