Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế phát hiện một ngoại hành tinh mới có tên khoa học là WASP-174b, rất có thể có kích thước và khối lượng tương đương với sao Mộc, tuy nhiên nóng hơn nhiều so với hành tinh lớn nhất của hệ mặt trời. Phát hiện này được công bố trên arXiv.org.
|
Nguồn ảnh: Phys. |
Các nhà thiên văn đã xác định tín hiệu quá cảnh trong đường cong ánh sáng của ngôi sao WASP-174 từ dữ liệu quang phổ thu được bởi kính thiên văn WASP-South tại Đài Quan sát Thiên văn Nam Phi (SAAO) ở Nam Phi.
Bán kính của hành tinh WASP-174b rất khó đo được. Họ cho rằng giá trị của tham số này nằm giữa 0.7 đến 1.7 lần bán kính sao Mộc.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu bổ sung thêm rằng khối lượng của WASP-174b cũng không chắc chắn, vì ngôi sao mẹ nóng (6.400 K, tương đương 6126.850℃) và quay nhanh (thời gian quay dưới 4,4 ngày), làm giảm độ chính xác của các phép đo vận tốc xuyên tâm. Họ chỉ có thể tính được khối lượng của hành tinh này không lớn hơn 1,3 lần khối lượng sao Mộc.
Xem thêm video:Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.
Nghiên cứu cho thấy WASP-174b quay quanh ngôi sao chỷ mỗi 4,23 ngày ở khoảng 0.0555 AU. Ước tính nhiệt độ cân bằng của hành tinh là 1.470 K, tương đương 1196.850℃.
Được biết, sao chủ của nó là một ngôi sao có tuổi thọ 1.65 tỷ năm thuộc loại quang phổ F6V, nặng khoảng 30% và to hơn mặt trời. Nó có độ lớn băng tần V là 11,9.
Huỳnh Dũng (theo Phys)