Băng mặt trăng tồn tại trong các miệng hố bị che khuất vĩnh viễn và có thể chứng minh tầm quan trọng của nó đối với các nhiệm vụ của con người trong những năm 2020, vì nước rất cần thiết cho sự sống của con người và cũng có thể được xử lý để làm nhiên liệu tên lửa.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng của NASA để nghiên cứu các mỏ băng quanh cực nam của mặt trăng, đây là khu vực mà NASA muốn các phi hành gia ghé thăm bắt đầu từ năm 2024. Hầu hết các mỏ đã hàng tỷ năm tuổi, nhưng một số trong số đó bất ngờ trẻ hơn nhiều so với các dự đoán ban đầu.
|
Nguồn ảnh: Space. |
Phần lớn băng được lắng đọng ở trong đó không sớm hơn 3,1 tỷ năm trước. Lớp băng này có vẻ đã cũ vì nó nằm rải rác trên sàn của các miệng hố này, cho thấy các thiên thạch lớn đập vào băng trong một khoảng thời gian dài. Trong khi băng trên bề mặt có nhiều vết loang lổ, có thể có nhiều thứ lạ ẩn nấp bên dưới bề mặt.
"Đã có những mô hình bắn phá theo thời gian cho thấy băng bắt đầu tập trung xếp tầng theo chiều sâu, tác giả chính Ariel Deutsch, một sinh viên tốt nghiệp tại khoa Trái đất của Đại học Brown cho biết trong một tuyên bố.
Đối với các mỏ đá băng trẻ hơn, chúng có các cạnh sắc nét hơn và không bị xói mòn bởi các thiên thạch qua các thời đại. "Đó là một bất ngờ".
Nếu các mỏ băng ở các độ tuổi khác nhau có mặt trên mặt trăng, điều này có thể có nghĩa là băng đến từ các nguồn khác nhau. Lớp băng cũ hơn có thể đã đến từ sao chổi và các tiểu hành tinh đâm vào bề mặt mặt trăng hoặc hoạt động núi lửa cổ đại trên mặt trăng.
Núi lửa, sao chổi và tiểu hành tinh không còn phong phú trong vài tỷ năm qua, do đó, lớp băng mới hơn có thể xuất hiện từ các thiên thạch nhỏ hoặc được mang đến bởi gió mặt trời (dòng các hạt tích điện liên tục mà mặt trời phát ra).
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Space)