Sử dụng Kính thiên văn Very Large của Đài thiên văn Nam châu Âu (ESO), các nhà thiên văn học quan sát các quầng khí này xung quanh các thiên hà hình thành từ hơn 12,5 tỷ năm trước.
Khí lạnh chứa trong các quầng sáng này là thực phẩm hoàn hảo cho các lỗ đen siêu lớn.
"Lần đầu tiên chúng ta có thể chứng minh rằng, các thiên hà nguyên thủy có đủ thức ăn trong môi trường của chúng để duy trì cả sự phát triển của các lỗ đen siêu lớn, cũng như thúc đẩy quá trình hình thành sao mạnh mẽ", Emanuele Paolo Farina, tác giả chính của nghiên cứu đến từ Viện thiên văn học Max Planck ở Heidelberg, Đức cho biết trong một tuyên bố.
|
Nguồn ảnh: ESA.
|
"Điều này cung cấp nhiều thông tin quan trọng để các nhà thiên văn học hình dung cách các cấu trúc vũ trụ sơ khai hình thành cách đây khoảng hơn 12 tỷ năm trước".
Các quầng khí bao quanh các thiên hà nguyên thủy này bao gồm khí hydro mát, với mật độ dày đặc.
Các lỗ đen hút bụi và khí từ các thiên hà xung quanh, cho phép chúng phát triển kích thước. Do đó, việc quan sát các quầng khí lạnh xung quanh các thiên hà xa xôi này có thể giúp giải thích làm thế nào các lỗ đen siêu lớn có thể phát triển quá lớn và nhanh như vậy trong vũ trụ sơ khai.
Sử dụng công cụ thám hiểm đa quang phổ (MUSE) trên KínhVLT của ESO, các nhà thiên văn học đã nghiên cứu 31 thiên hà nguyên thủy hình thành cách đây 12,5 tỷ năm trước, các thiên hà này đều có nhiều lỗ đen siêu lớn đang hoạt động ở trung tâm.
Mười hai trong số các thiên hà được điều tra có các quầng khí hydro lạnh, dày đặc kéo dài khoảng 100.000 năm ánh.
Các quầng khí này có khối lượng gấp hàng tỷ lần mặt trời, được cho là liên kết chặt chẽ với các thiên hà chủ, khiến chúng trở thành "nguồn thức ăn hoàn hảo để duy trì sự phát triển của các lỗ đen siêu lớn và sự hình thành sao mạnh mẽ", Cơ quan ESO nhận định.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo EarthSky)