Theo hãng tin AP, mực nước ở các hồ chứa ở phía bắc nước Anh đang ở mức thấp nguy hiểm trong khi các quốc gia ở phía nam châu Âu đang chịu hạn hán và khiến các đám cháy rừng tiếp tục lan rộng.
Các chuyên gia khí hậu cảnh báo, các đợt nắng nóng sẽ diễn ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn và gay gắt hơn do tình trạng nóng lên của toàn cầu. Cơ quan Khí tượng Anh lần đầu tiên phải ban bố cảnh báo đỏ do cực kỳ nóng. Nhiều công viên, đường sá trống trơn do nhiều người ở nhà để tránh nóng.
Đoạn đường A14 ở Cambridgeshire, Anh bị cong do nắng nóng. Ảnh: Cảnh sát Cambridgeshire
Tuyến đường sắt nối giữa ga King's Cross và Peterborough phải dừng hoạt động do đám cháy lớn xảy ra ở Bedfordshire, gây hư hại cho các thiết bị báo hiệu. Ảnh: Daily Mail.
Tình trạng nắng nóng khiến hoạt động của hệ thống tàu điện ngầm ở Anh bị trì trệ, nhiều tuyến đường sắt và sân bay cũng phải đóng cửa. Sân bay Luton phải tạm dừng tất cả chuyến bay vào ngày 18/7, sau khi phát hiện vấn đề trên đường bay do nắng nóng. Lực lượng Không Quân Hoàng gia cũng phải dừng các chuyến bay ở căn cứ lớn nhất.
Những chú lợn tham gia hội chợ The Royal Welsh Show ở xứ Wales (Vương quốc Anh) được người dân bôi kem chống nắng trong bối cảnh khu vực này đang đối diện với nắng nóng diện rộng, theo Independent.
Amsterdam, Hà Lan, ngày 19/7 nắng nóng gần 40 độ C, người dân phải đổ nước ra đường để tránh sốc nhiệt. Ảnh: Reuters.
Một cánh đồng bị nứt nẻ do hạn hán, khô héo tại Pháp. Ảnh: Reuters.
Một người đi bộ trên bờ cạn của một nhánh sông dẫn đến hồ chứa Dowry, ở gần Oldham, Anh, hôm 18/7. Kathleen Woodson, 33 tuổi, ở Anh, chia sẻ: “Tôi đã sống ở Tokyo và Nam Phi, và đây là cái nóng tồi tệ nhất mà tôi từng trải qua”.
Ngoài các yếu tố như hệ thống áp suất cận nhiệt đới lan về phía Bắc, gió thổi khí nóng từ sa mạc Sahara và Bắc Phi lên, giới khoa học và các chính khách châu Âu đổ lỗi cho tình trạng nắng nóng hiện nay là do biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters
Theo K.N/Giadinh.net