Một nghiên cứu mới cho thấy, nước có thể thoát khỏi sao Hỏa nhanh hơn so với suy nghĩ trước đây, có khả năng giúp giải thích Hành tinh Đỏ bị mất biển, hồ và sông trên bề mặt như thế nào.
Mặc dù Sao Hỏa bây giờ lạnh và khô, các thung lũng sông uốn lượn và lòng hồ khô nhưng cho thấy nước bao phủ phần lớn Hành tinh Đỏ vào hàng tỷ năm trước.
|
Nguồn ảnh: astrobites (Weblog)
|
Những gì còn lại của nước trên Sao Hỏa hầu hết bị khóa trong băng vùng cực của Hành tinh Đỏ, nơi sở hữu ít hơn 10% lượng nước từng chảy trên bề mặt.
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nước sao Hỏa hầu hết thoát ra ngoài không gian. Bức xạ cực tím từ Mặt trời phá vỡ nước trong bầu khí quyển phía trên của sao Hỏa để tạo thành hydro và oxy, và phần lớn lượng hydro này sau đó bay vào không gian, tác giả nghiên cứu Franck Montmessin, nhà khoa học hành tinh tại Đại học Paris-Saclay, Pháp cho biết trong một tuyên bố.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Huỳnh Dũng (theo Space)