James Brenan, giáo sư tại Khoa Khoa học Trái đất và Môi trường tại Dalhousie và là tác giả chính của nghiên cứu này nhận định, ông và các đồng nghiệp có thể tìm ra sự tương đồng giữa các mỏ khoáng sản được tìm thấy trên Trái đất và Mặt trăng.
Tiến sĩ Brenan, người cộng tác với các nhà địa chất tại Đại học Carleton và Phòng thí nghiệm Địa vật lý ở Washington, DC cho biết: "Chúng tôi đã có thể chỉ ra mối liên kết giữa hàm lượng lưu huỳnh của đá núi lửa mặt trăng với sự hiện diện của sắt sunfua nằm sâu bên dưới mặt trăng".
|
Nguồn ảnh: Space. |
"Kiểm tra các mỏ khoáng sản trên Trái đất, kết quả cho thấy rằng sắt sunfua cùng các kim loại quý như bạch kim và palađi tồn tại khá nhiều".
Các nhà địa chất suy đoán rằng, mặt trăng được hình thành do tác động của một vật thể có kích thước hành tinh khổng lồ cách đây khoảng 4,5 tỷ năm trước tách Trái đất và Mặt trăng ra.
Vì lịch sử chung đó, người ta tin rằng hai vật thể này có thể có thành phần tương tự nhau.
Tuy nhiên, các phép đo ban đầu về nồng độ kim loại quý trong đá núi lửa mặt trăng được thực hiện vào năm 2006, cho thấy nồng độ thấp bất thường, đặt ra một câu hỏi khiến các nhà khoa học bối rối trong hơn một thập kỷ về việc tại sao chúng lại có quá ít.
Tiến sĩ Brenan nói rằng, mức độ thấp đó phản ánh sự suy giảm chung của các kim loại quý trong mặt trăng nói chung.
"Kết quả của chúng tôi cho thấy lưu huỳnh trong đá núi lửa mặt trăng là dấu vết cho thấy sự hiện diện của sắt sunfua trong phần đá bên trong nằm sâu dưới mặt trăng”, ông nói.
Tiến sĩ Brenan, cùng với các đồng nghiệp Jim Mungall của Đại học Carleton và Neil Bennett thuộc Phòng thí nghiệm Địa vật lý đã làm thí nghiệm để tái tạo áp suất và nhiệt độ cực cao bên trong mặt trăng để xác định lượng sắt sunfua hình thành.
Họ đã đo thành phần của đá và sắt sunfua thu được và xác nhận rằng các kim loại quý bị ràng buộc bởi sắt sunfua.
"Chúng tôi đã quét bề mặt Trái đất trong một khoảng thời gian khá dài, vì vậy chúng tôi có một ý tưởng khá hay về thành phần của nó, nhưng với mặt trăng thì không như vậy", ông nói.
"Chúng tôi có tổng cộng 400 kg mẫu thu được từ các sứ mệnh thăm dò Apollo trên mặt trăng. Đó là một lượng vật liệu khá nhỏ. Vì vậy, để tìm ra bất cứ điều gì về bên trong mặt trăng, chúng tôi phải thu thập các mẫu nhiều hơn, ở nhiều khu vực và sâu hơn dưới mặt trăng".
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực.
Huỳnh Dũng (theo Phys)