Hàn Quốc khoe pin hạt nhân siêu nhỏ, sử dụng trọn đời

Google News

Loại pin hạt nhân betavoltaic mới được Hàn Quốc công bố có thể chuyển đổi trực tiếp bức xạ thành điện sử dụng cho các thiết bị cấy ghép hay cảm biển trong nhiều thập kỷ nhưng cực kỳ an toàn.

Các nhà nghiên Hàn Quốc đã tạo ra một loại pin hạt nhân có thể chuyển đổi trực tiếp bức xạ thành điện trong nhiều thập kỷ - nhưng không có những thứ đáng sợ liên quan đến bức xạ hạt nhân.

Giải pháp mới đến từ nhóm nghiên cứu của Giáo sư Yin Su-il thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Daegu Gyeongbuk, với công nghệ pin betavoltaic sử dụng carbon phóng xạ – một sản phẩm phụ của quá trình sản xuất điện hạt nhân.
Han Quoc khoe pin hat nhan sieu nho, su dung tron doi
Nguyên mẫu pin hạt nhân thế hệ mới của Viện Khoa học và Công nghệ Daegu Gyeongbuk - Hàn Quốc. Ảnh: Yin Su-il.
Điều thú vị là thay vì tốn hàng tấn năng lượng để khai thác như lithium, carbon phóng xạ lại rẻ, dễ tái chế và rất thân thiện môi trường. Và đặc biệt, loại pin này không gây nguy hiểm như nhiều người nghĩ.
Nguyên lý hoạt động của pin betavoltaic là chuyển đổi tia beta từ carbon-14 thành dòng điện. Phóng xạ từ đồng vị này hoàn toàn có thể kiểm soát được, bởi carbon-14 chỉ phát ra tia beta – loại bức xạ có thể được chắn hoàn toàn bằng một tấm nhôm siêu mỏng.
Với chu kỳ bán rã hơn 6.000 năm, loại pin này về lý thuyết có thể hoạt động... cả đời người, thậm chí vài thế hệ, mà không cần sạc lại hay thay thế.

Không dừng lại ở việc an toàn, nhóm nghiên cứu còn nâng cấp hiệu suất pin bằng cách sử dụng điện cực titanium dioxide – vật liệu quen thuộc trong pin mặt trời, kết hợp với một loại thuốc nhuộm đặc biệt tên ruthenium.

Han Quoc khoe pin hat nhan sieu nho, su dung tron doi-Hinh-2
 Loại pin hạt nhân này có thể sử dụng cho các thiết bị cấy ghép an toàn bên trong cơ thể người. Ảnh: TH.

Kỹ thuật "điểm kép" được áp dụng khi carbon phóng xạ được tích hợp vào cả hai điện cực, giúp hiệu suất chuyển đổi điện năng từ 0,48% lên tới 2,86% – một bước nhảy siêu đáng kể trong thế giới năng lượng siêu nhỏ.

Tất nhiên, đừng mong pin betavoltaic này sẽ thay thế pin điện thoại hay xe điện trong một sớm một chiều. Với công suất nhỏ, nó không phù hợp để chạy các thiết bị cần nguồn năng lượng lớn.

Nhưng trong các lĩnh vực như vệ tinh, thiết bị cảm biến, hoặc máy tạo nhịp tim – những nơi không thể thường xuyên thay pin hay sạc lại – đây thực sự là một giải pháp “cứ gắn vào là xài mãi”.

Han Quoc khoe pin hat nhan sieu nho, su dung tron doi-Hinh-3
Giáo sư Yin Su-il (thứ ba từ trái sang) cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Daegu Gyeongbuk. Ảnh: New Atlas
Giáo sư Yin cũng chia sẻ một góc nhìn cực kỳ thú vị: “Mọi người thường nghĩ năng lượng hạt nhân là thứ gì đó to lớn và nguy hiểm, chỉ có ở những nhà máy xa xôi. Nhưng công nghệ này đang giúp đưa năng lượng hạt nhân vào một thiết bị nhỏ gọn bằng... ngón tay – an toàn, hiệu quả và cực kỳ tiện lợi.”

Nếu thành công trong thương mại hóa, pin betavoltaic chắc chắn sẽ mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới – nơi chúng ta không còn phải canh giờ sạc pin hay sống trong nỗi lo hết pin giữa chừng. Chỉ cần một lần “nạp”, thiết bị sẽ sống khỏe... đến cuối đời.

Mời độc giả xem thêm video Pin hạt nhân Zhulong-1 với tuổi thọ hàng trăm năm.


Tuệ Minh (theo New Atlas)