Trong lịch sử nước Mỹ, các nhà sản xuất ô tô Mỹ đã đến giải cứu khi quốc gia này phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung trong thời chiến. Ford đã chế tạo máy bay ném bom hạng nặng và GM chế tạo tàu đổ bộ tấn công, trong số những thứ khác.
|
GM đã chấp thuận yêu cầu từ phía chính phủ và Tổng thổng Donald Trump về việc sản xuất máy thở chống dịch Covid-19. |
Cho đến nay Ford, GM, Toyota và Tesla, những công ty đã tạm thời đóng cửa các nhà máy của họ trong những tuần gần đây, đã chấp nhận yêu cầu của chính phủ và cam kết hỗ trợ trong cuộc chiến chống Covid-19.
Trong bối cảnh hiện tại, Mỹ đang là nước đầu danh sách người nhiễm Covid-19 với 123.781 người trong đó số người tử vong đã lên tới 2.239 (tính tới thời điểm 20h ngày 29/03/2020, số liệu được ứng dụng Hà Nội Smartcity công bố). Con số người lây nhiễm tại Mỹ chưa có dấu hiệu dừng lại.
GM "chấp nhận, thực hiện và ưu tiên" các hợp đồng liên bang cho máy thở điều này sẽ giúp xúc tiến mọi thứ. Tuy nhiên chuyển từ ô tô sang máy thở không quá dễ dàng. Máy thở là những cỗ máy phức tạp sử dụng phần mềm tinh vi và các bộ phận chuyên dụng, và các công ty tìm cách sản xuất chúng phải đối mặt với nhiều rào cản - bao gồm quyền sở hữu trí tuệ, nhu cầu về công nhân được đào tạo đặc biệt, phê duyệt theo quy định và cân nhắc an toàn.
|
Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết hệ thống bệnh viện của New York cần một số lượng lớn máy thở. |
Tại New York, bệnh nhân bị bệnh đang tràn ngập các bệnh viện ở New York. Chính quyền Mỹ tỏ ra lo ngại rằng nó đang hướng đến một tình huống như xảy ra ở Ý, nơi tình trạng thiếu máy thở.
Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết hệ thống bệnh viện của New York cần một số lượng lớn máy thở để chống lại dịch Covid-19 và điều chị cho người bệnh. Mặc dù hiện nay các bệnh viện tại NY cho biết đã sử dụng các giải pháp thí nghiệm, chẳng hạn như đặt hai bệnh nhân lên một máy. Có khoảng 160.000 máy thở có sẵn ở Mỹ nhưng có thể cần đến 740.000 máy thở, theo Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins.
Medtronic, Một công ty sản xuất máy thở tại Mỹ cho hay, họ rất hoan nghênh việc GM và các công ty khác tham gia sản xuất máy thở. Tuy nhiên cũng nói thêm, đối với máy thở cũng được chia ra nhiều loại và cấp độ. Cấp độ khó giá trị của một máy có thể lên tới 50.000$, việc vận hành cũng cần các chuyên gia được đào tạo. Với những dòng máy cấp độ cao này phía Medtronic cũng cho biết ho không muốn chia sẻ. Giải thích việc này đại diện Medtronic cho biết, một là việc chế tạo công nhân cần được đào tạo trong khoảng thời gian dài, phức tạp và chi phí không thấp, hai là các công ty như GM không có đủ cơ sở hạ tầng, để giải quyết vấn đề máy thở số lượng lớn là điều bất khả thi.
Medtronic cũng đã quyết định tăng năng suất lên 200% và làm việc 24/24, với hy vọng có thể đạt sản lượng 500 máy trong 1 tuần. Trong khi nhu cầu lên tới hàng ngàn hàng vạn người cần, số lượng tăng lên theo từng ngày. Medtronic hy vọng các hãng GM, Telsa, Ford… có thể khoả lấp phần lượng máy còn thiếu hụt.
General Motors (GM) cho biết vào ngày 27/03 họ đã làm việc với một nhà sản xuất máy thở khác, Ventec Life Systems, để giúp tăng sản lượng của Ventec. Các công ty đang tăng cường sản xuất tới 10.000 chiếc mỗi tháng hoặc hơn, họ nói trong một thông báo sau đó. Một số máy thở sẽ được chế tạo tại nhà máy lắp ráp điện tử Kokomo, Indiana, GM. Các máy thở đầu tiên dự kiến sẽ được giao vào tháng Tư, các công ty cho biết.