|
Sao Hải Vương qua ảnh chụp từ tàu thám hiểm Voyager 2, kính viễn vọng Hubble và kính viễn vọng James Webb (từ trái sang)
|
Sao Hải Vương, là một hành tinh lạnh giá, chưa được khám phá và cách xa Mặt trời nhất (sao Hải Vương ở xa Mặt trời hơn 30 lần so với Trái đất). Nếu như các kính viễn vọng trước đây chụp hành tinh này rất mờ nhạt, thì lần đầu tiên, Kính viễn vọng James Webb đã chụp được hành tinh này rất sáng và thấy rõ cả vầng hào quang. Đây là những hình ảnh mới về hành tinh này kể từ năm 1989 đến nay.
Kính viễn vọng Không gian James Webb đã sử dụng ánh sáng hồng ngoại mà mắt người không thể nhìn thấy để chụp được những hình ảnh độc đáo này.
Sao Hải Vương không có màu xanh lam mờ nhạt như các bức ảnh chụp trước kia mà sáng rõ như ánh hào quang qua ảnh chụp của kính viễn vọng James Webb.
Hành tinh này rất tối và thường phát sáng và có thể nhìn thấy những đám mây băng mêtan ở độ cao lớn của nó. Độ sáng về phía xích đạo của hành tinh này “có thể là dấu hiệu trực quan của hoàn lưu khí quyển toàn cầu cung cấp năng lượng cho gió và bão của Sao Hải Vương”, theo ESA.
Trong những hình ảnh mới công bố từ Kính viễn vọng James Webb, chúng ta có thể nhìn thấy rõ Triton, một vật thể ở vành đai Kuiper mà lực hấp dẫn của Sao Hải Vương đã gây ra. Vành đai Kuiper nằm ngay bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương và bao gồm các thiên thể băng giá như Sao Diêm Vương. Theo ESA, Triton xuất hiện sáng hơn nhiều so với Sao Hải Vương vì nó phản chiếu khoảng 70% ánh sáng Mặt Trời.
Một hình ảnh Camera hồng ngoại gần khác từ một góc rộng hơn cho thấy Sao Hải Vương ở trung tâm bị ảnh hưởng bởi hàng trăm thiên hà.
Sau khi được phóng lần đầu tiên vào Giáng sinh năm 2021, Kính viễn vọng Không gian James Webb bắt đầu các hoạt động quan sát khoa học đầu tiên vào tháng Bảy năm nay.
Theo Hà Thu/Tiền phong