Trong thiên nhiên hoang dã, lửng mật được biết đến là một trong những loài vật lỳ lợm và liều lĩnh nhất. Thậm chí, đã có không ít trường hợp ghi lại được cảnh loài động vật này chiến đấu với sư tử, linh cẩu, báo săn, rắn độc… mà không dính phải vết thương nghiêm trọng nào. Đây cũng là một phần nguyên nhân khiến lửng mật có biệt danh là “Kẻ bố đời”.
Theo các nhà khoa học, nguyên nhân giúp lửng mật có được khả năng phòng ngự tốt như vậy là nhờ lớp da dày, lỏng lẻo bên ngoài. Điều này giúp chúng hạn chế tối đa lực tác động từ bên ngoài vào các cơ quan quan trọng bên trong như xương, cơ và nội tạng. Thậm chí, ong đốt, lông nhím hoặc vết cắn của một số loài động vật khác khó có thể xuyên qua lớp da này.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc lửng mật trở thành loài động vật “bất tử” trong thế giới động vật hoang dã. Bởi vì, một con sư tử, báo săn, cá sấu… khỏe mạnh vẫn đủ sức giết chết lửng mật nếu chúng có đủ quyết tâm.
Và trong chuyến tham quan Vườn quốc gia Kruger, cô Sheila – một người đam mê động vật hoang dã đã ghi lại được cảnh tượng lửng mật chết thảm dưới hàm răng của cá sấu. Trước đó, nhiều khả năng con lửng mật bị kẻ săn mồi bắt được khi đang uống nước.
Sau nhiều giờ cố gắng xé xác con lửng mật, cuối cùng chú cá sấu cũng thực hiện thành công ý định của nó và nuốt chửng con mồi.
Xem khoảnh khắc cá sấu xé xác lửng mật:
|
Cá sấu cắn chặt lửng mật trong hàm.
|
|
Cá sấu dùng lực ở cổ và hàm quật mạnh xác lửng mật xuống nước.
|
|
Lửng mật đã chết, nhưng việc xé xác nó khiến con cá sấu mất khá nhiều thời gian.
|
|
Con cá sấu dùng sức quật mạnh xác con mồi xuống mặt nước.
|
|
Nỗ lực xé xác lửng mật khiến cá sấu mất rất nhiều sức.
|
|
Đã có lúc con cá sấu định buông bỏ con mồi.
|
|
Nhưng rồi nó vẫn cố gắng tiếp tục.
|
|
Theo Sheila, phải mất gần hơn 12 tiếng đồng hồ, con cá sấu mới xé xác được chú lửng mật.
|
Theo Bảo Tuấn/Tiền phong