Tỉnh Thiểm Tây, nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc, vốn là điểm đến quen thuộc với các chuyên gia lịch sử - khảo cổ khi từng có tới 13 triều đại phong kiến Trung Hoa đóng đô tại đây. Vùng đất này là nơi chôn giấu hàng loạt kho báu khảo cổ.
Vào năm 2011, gia đình ông Vương (ở gần Trường trung học Hóa Châu, thị xã Vị Nam, tỉnh Thiểm Tây) có con trai sắp đến tuổi lấy vợ, vì thế, vợ chồng ông nên quyết định xây nhà mới cho con.
Ông Vương thuê thợ đào móng xây nhà cho con thì phát hiện một kho báu khổng lồ
Ở quê, xây nhà là việc làm trọng đại nên 2 cha con ông Vương giám sát rất chặt chẽ, xúm tay vào cùng với đội thợ. Và trong lúc đang đào móng, những người đang thi công nghe thấy có âm thanh rất lạ dưới lòng đất nên ông Vương nhắc nhở moi người cẩn thận khi làm việc.
Vài ngày sau, chỗ móng này đột nhiên sụp xuống, trước mắt mọi người hiện ra một hố sâu. Nhìn vào bên trong, họ phát hiện trong đó có rất nhiều tiền xu cổ đã bị oxy hóa và dính chặt vào nhau, số lượng cực kỳ lớn.
Để xác nhận, ông Vương lập tức thông báo cho chính quyền địa phương và các chuyên gia khảo cổ.
Hố sâu này chứa một lượng "khủng" đồng tiền xu cổ đã bị oxy hóa
Qua thẩm định, các chuyên gia cho biết chiếc hố này là có chứa 20 loại tiền đồng thời nhà Tống (960 - 1279) như đồng Sùng Ninh Trọng Bảo hay đồng Sùng Ninh Thông Bảo, nhiều mẫu tiền cổ rất hiếm xuất hiện, thuộc loại "hot" trên thị trường cổ vật.
Sau 2 ngày làm việc, đội khảo cổ dã khai quật được 2 - 3 tấn tiền cổ, tiền trong hầm được xâu thành chuôi, phân loại rõ ràng. Theo suy đoán, hầm tiền này có thể bị lãng quên do chiến tranh hoặc thay đổi triều đại.
Sau 2 ngày làm việc, đội khảo cổ dã khai quật được 2 - 3 tấn tiền cổ
Theo luật pháp Trung Quốc, tất cả những di tích văn hóa được khai quật dưới lòng đất sẽ thuộc về quốc gia và được sử dụng cho việc nghiên cứu nên kho tiền cổ này cũng được đưa về bảo tàng để làm sáng tỏ lịch sử nhà Tống - một trong những thời kỳ phồn vinh nhất lịch sử Trung Quốc.
Theo Thu Hương/Dân Việt